Ngô Đình
Thu - DienDanCTM
Quần đảo
Senkaku của Nhật Bản mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư trên vùng biển Hoa Đông,
thực ra là một nhóm 5 hòn đảo nhỏ và 3 bãi đá không có người ở. Nhưng trong thời
gian gần đây, Senkaku trở thành một điểm nóng tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.
Ngày 10/9/2012 chính phủ Nhật lên tiếng công khai xác nhận họ sẽ mua lại nhóm đảo
này, hiện do tư nhân sở hữu, với số tiền 26 triệu đô la. Trong chiều hướng muốn
nhanh chóng quốc hữu hóa Senkaku, Nhật Bản cũng nhấn mạnh đây chỉ là một sự
chuyển quyền sở hữu thông thường mà quốc gia nào cũng có thể làm và không gây
ra bất cứ vấn đề nào đối với một nước khác.
Bắc Kinh
chờ cơ hội này đã lâu vì vẫn muốn kiếm chuyện trong vùng biển này từ cả năm
nay, trong chính sách: Biến các vùng biển có chủ quyền nước khác thành "vùng
tranh chấp", rồi biến các "vùng tranh chấp" thành "khu khai
thác chung" hay "vùng lợi ích cốt lõi" của Tàu.
Vì vậy,
lập tức vụ “mua bán Senkaku” của Nhật trở thành cơn bão phản ứng dữ dội trên đất
Tàu. Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định liền: “Bắc Kinh sẽ không lùi một bước”. Từ
ngày 18/9, các cuộc biểu tình chống Nhật bùng nổ trên khắp các thành phố
lớn nhỏ của Trung Quốc. Từ Thẩm Quyến
(Quảng Đông) đến Quảng Châu, Hàng Châu (Chiết Giang), Thẩm Dương (Liêu Ninh) đến
Cáp Nhĩ Tân, Thành Đô (Tứ Xuyên) và Thanh Đảo, Bắc Kinh, Thượng Hải, Tây An. Trong
một số cuộc biểu tình, công an làm ngơ để người biểu tình đập phá một số hàng quán và xe
cộ Nhật. Các khẩu hiệu và biểu ngữ cũng nẩy lửa như: “Tiểu Nhật Bản cút khỏi Điếu
Ngư Đảo”, “Tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc Nhật”, v.v.
Trong
khi đó, báo đài lề đảng tung ra bài bản nhắc lại “Sự biến Mãn Châu Lý” ngày
18/9/1931 tại tỉnh Liêu Ninh, mở đầu cho sự xâm lược của Nhật vào Trung Quốc 81
năm về trước. Nhà nươc Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ cho khoảng 1.000 tàu đánh cá,
được hộ tống bởi 11 tàu Hải giám, kéo tới vùng biển Senkaku để thách thức Nhật
Bản.
Trước sự
kiện này, nhiều người Việt Nam không khỏi so sánh chuyện Tàu với chuyện Việt. Họ
tìm đỏ mắt vẫn không thấy:
-
Không
thấy các quan chức phường xã nào của Tàu phán với dân họ: "Chuyện bảo vệ đất
nước là chuyện lớn, chuyện rất phức tạp, hãy để các cơ quan chức năng của đảng
và nhà nước lo. Người dân biết gì mà lo!"
-
Không
thấy có tỉnh ủy nào kết luận: "Biểu tình chỉ làm phức tạp thêm tình hình,
gây rối an ninh trật tự xã hội."
-
Không
thấy giám hiệu hay cán bộ đoàn thanh niên cộng sản nào dám bảo: "Các em nếu
có yêu nước thì biểu tình một lần là đủ rồi, không nên làm nữa!"
-
Không
thấy cán bộ công an Tàu nào hăm dọa: "Đi biểu tình là ngộ đuổi học, đuổi sở,
đuổi khỏi nhà thuê."
-
Không
thấy báo đài nào của Tàu kết luận: "Dân Tàu đi biểu tình là do các thế lực
thù địch xúi giục." hay "do bọn phản động nước ngoài trả tiền!"
-
Không
thấy đoàn thanh niên xung phong hay thanh niên cộng sản nào kéo ra ngăn chận
người biểu tình cách các sứ quán và lãnh sự quán Nhật cả cây số.
-
Và
sau hết, hoàn toàn không thấy cảnh công an Tàu đạp mặt người biểu tình, ném người
biểu tình vào các trại "giáo dục phục hồi nhân phẩm".
Chỉ một điều
quái lạ, giữa cảnh hơn cả trăm cuộc biểu tình, mỗi cuộc không dưới chục ngàn
người, và các cảnh đập phá cửa hàng của người Nhật và các hăm dọa phóng hàng ngàn
tàu Trung Quốc ra vùng Điếu Ngư như thế, thì Phó chủ tịch nhà nước kiêm Tổng bí
thư tương lai Tập Cận Bình lại lên tiếng kêu gọi chính phủ và nhân dân Nhật "hãy
tự chế và đừng làm phức tạp tình hình".
Hiển nhiên
chính phủ và nhân dân Nhật Bản phì cười trước màn trình diễn "đểu" của
Tập Cận Bình. Tokyo lập tức tăng cường lực lượng tuần duyên quanh Senkaku, hỗ
trợ bởi hải quân và lục quân, với 2 hệ thống chống hỏa tiễn đặt trên tàu chiến
và trên đất liền, cùng với các chuyển động của hải quân Hoa Kỳ trong vùng. Cho
đến nay, sau các tuyên bố phóng 1000 tàu của Bắc Kinh, chưa thấy tàu đánh cá
hay ngay cả hải giám nào của Tàu dám bén mảng vào vùng biển Senkaku.
Đại khối
nhân dân Việt Nam cũng đã thấy rõ “trò đểu” của nước láng giềng phương Bắc từ lâu.
Sau những năm tháng mua rắn, mua chân trâu, bán ốc bươu vàng, đến các vụ
"nhường" cho Việt Nam một nửa thác Bản Giốc, "nhường" cho
Việt Nam một nửa bãi Tục Lãm, "nhường" cho Việt Nam vùng đất "phía
Nam" ải Nam Quan, đến các đề nghị "hợp tác cùng khai thác biển Đông",
giúp Việt Nam khai thác Bôxít tại nóc nhà Đông Dương, ... Ngày nay mỗi khi phải
nghe bất cứ ai nhắc tới "16 chữ vàng và 4 tốt", người dân Việt chỉ có
câu trả lời ngắn gọn: "Có chó nó mới tin!".
Khổ nỗi, các "trò đểu"
không chỉ đến từ Bắc Kinh.
Hay xem thử một thí dụ. Khi tường thuật buổi họp giữa Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt
Nam Nguyễn Chí Vịnh và Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Mã Hiếu Thiên vào tháng
9/2012, báo đài của đảng đăng tựa lớn "Quân đội Việt-Trung tuyệt đối không
dùng vũ lực", tưởng chừng như đây là sự đồng ý và trân trọng ký kết của đại
diện 2 nước.
Nhưng càng đi vào chi tiết, người
đọc mới nhận ra đây là lời năn nỉ một chiều của Nguyễn Chí Vịnh. Đáp lại lời
năn nỉ này, Mã Hiếu Thiên lạnh lùng phán: "Trung Quốc sẽ xem xét". Và
vì vậy, nếu đọc kỹ hơn nữa, người dân Việt càng kinh ngạc. Thực chất, đây là lời
thề hứa một chiều: Quân đội Việt Nam tuyệt đối không dùng vũ lực ... dù bất kỳ
trong tình huống nào.
Thử hỏi, với một lời hứa như vậy
từ người đại diện giới lãnh đạo và Bộ quốc phòng của một nước, có đoàn quân xâm
lược nào không hân hoan đón nhận thiệp mời???
3 comments:
đã bảo VN là một tỉnh của bắc kinh rồi làm gi cũng phải có ý kiến quyết định của BK . nen người việt nào phản đối : đất. biển đảo.vv.. đều là phản động chống lại đảng ngu với giăc ác với dân .VN trở lại 1.000.000.000 năm NÔ LỆ GIẶC TÀU...
Ban Biên Tập có nhận thêm hình chó mang số 16 và 4 nữa không? Cá nhân tôi có thể đóng góp thêm ít hình loại này.
À, nếu các bạn mở thành cuộc thi hay ít là đăng các hình đóng góp của độc giả thì sao nhỉ? Tôi nghĩ cũng hứng thú đấy.
Sáng kiến hay đấy.
Biết đâu sẽ có ngày có chó chạy rong trên đường phố thật với miếng giấy ghi số 16 và 4 treo ở cổ.
Mong lắm thay!
Đăng nhận xét