Trần Diệu Chân- DienDanCTM
Kể từ ngày cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam (30-4-1975) và áp đặt chế độ cai trị bạo tàn trên toàn thể đất nước (68 năm tại miền Bắc và 38 năm tại miền Nam), chế độ Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã luôn lo lắng cảnh báo về Diễn Biến Hòa Bình (DBHB) – nguy cơ mà chế độ cho là do thế lực thù địch Hoa Kỳ xúi giục các thế lực “phản động” xóa bỏ Xã Hội Chủ Nghĩa tại Việt Nam. Nỗi lo sợ này đột nhiên tụt xuống hạng 2 so với một nguy cơ mới bùng phát trầm trọng hơn nhiều, có vẻ đang diễn tiến ở cấp số nhân trong những ngày tháng gần đây, đó là Tự Diễn Biến (TDB).
TDB là gì mà ghê gớm tới độ khiến CSVN phải quên ăn mất ngủ? Đơn giản: TDB là cuộc cách mạng “thức tỉnh” của chính những người đang nằm trong guồng máy chế độ, chính xác hơn là những đảng viên đã từng hỗ trợ và giúp củng cố chế độ đương quyền. Họ không chỉ lặng lẽ rút đi những sự ủng hộ hay trả lại thẻ đảng. Họ can trường lên tiếng vạch ra những sai trái của chế độ, và kêu gọi người khác cùng lên tiếng, cùng hành động, cùng tranh đấu chống tiêu cực, cùng bỏ đảng. Và ... cùng tranh đấu cho nền Dân Chủ của đất nước.
Chưa kể đến hiện tượng Quan Làm Báo và những sự lên tiếng mạnh mẽ của những đảng viên CS cao cấp đã về hưu như Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, ông Nguyễn Trung, giáo sư Tương Lai, ..., chỉ tính từ tháng cuối năm 2012 và tháng đầu năm 2013 đã liên tục có những hiện tượng chưa từng xảy ra trong nội bộ đảng CSVN như sau:
1. Nguyễn Chí Đức - Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối
Ngày 1-12-2012: Nhà yêu nước trẻ Nguyễn Chí Đức đã chia sẻ với đồng bào khắp nơi “Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối” (đoạn trích bên dưới). Anh là một cựu đảng viên ĐCSVN, một người đã nhận ra bản chất thật của lãnh đạo đảng và công an khi anh tham dự cuộc biểu tình phản đối xâm lược ngày 17-7-2011
Anh Nguyễn Chí Đức bị công an khênh và quẳng lên xe nhưthú vật để chở về đồn công an vì tội biểu tình yêu nước |
Nguyễn Chí Đức - Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối
Anh Nguyễn Chí Đức bị công an đạp vào mặt khi biểu tìnhchống Trung Quốc xâm lược ngày 17-7-2011 tại Hà nội |
(Lưu ý: ở đây tôi không tính đến những thể loại đảng viên ra khỏi ĐCSVN vì tham
nhũng, phản nước-hại dân, chạy quyền-chạy chức, tham ô-hủ hóa...)
Các anh, các chị, các bạn của tôi ơi!
Nếu mọi người không thực lòng tin tưởng vào chủ thuyết Cộng Sản mà vẫn
phải nói/viết/giơ tay ủng hộ những chỉ thị, nghị quyết của ĐCSVN thì khổ tâm,
đau đớn trong tâm can làm sao. Còn nếu như chúng ta không cảm thấy chán chường
thì chúng ta hoặc là người bàng quan, vô cảm hoặc chúng ta quá giỏi nhẫn nhục
chung qui cũng chỉ vì miếng ăn, vật chất tầm thường.
Hoặc giả nếu bạn cảm thấy còn có những thần tượng, anh hùng khác mà bạn
ngưỡng mộ hơn Hồ Chí Minh và muốn đi theo lý tưởng của thần tượng đó nhưng
không dám phát biểu, bày tỏ thái độ công khai thì bạn cũng đang lừa dối chính
mình. Không gì đau khổ hơn bằng việc cả cuộc đời phải sống trong sự dối trá với
lương tâm của mình. Đối với cá nhân tôi điều đó là không thể và không bao giờ lặp
lại sai lầm một lần nữa.
Trong khuôn khổ bài viết này tôi không thể giải bày hết tâm tư cùng các
bạn cũng như trình bày một kế hoạch dài hơi, có qui củ cho những người tạm gọi
đã từng “lầm đường, lạc lối”
như chúng ta. Vả lại khiến cho độc giả phải bận tâm vào chuyện mà họ đã rất rầu
lòng trong cuộc sống vì họ tuy không phải là đảng viên của ĐCSVN nhưng đâu đó
trong số họ lại phải chịu oan trái, tai bay-vạ gió do đảng này đã gây ra dù trực
tiếp hay gián tiếp.
Xin chân thành cảm ơn mọi người đã quan tâm.
Mọi chi tiết xin liên lạc:
Họ tên: Nguyễn Chí Đức
Địa chỉ: F503 nhà A1 ngõ 1 phố Khâm Thiên – Hà Nội
Facebook: www.facebook.com/donghailongvuong
Email: donghailongvuong@gmail.com
Địa chỉ: F503 nhà A1 ngõ 1 phố Khâm Thiên – Hà Nội
Facebook: www.facebook.com/donghailongvuong
Email: donghailongvuong@gmail.com
Một số bài viết trên blog: donghailongvuong.wordpress.com
Kính đề nghị mọi người là bạn bè, thân hữu hay có ai quí mến tôi xin không thêm nick này trên Facebook trong danh sách bạn bè và tôi sẽ không trả lời bất kì tin nhắn nào nếu như không phải là cựu/đương đảng viên của ĐCSVN. Chủ ý của tôi nhằm dành riêng cho những con người “lầm đường lạc lối” còn đang băn khoăn, lưỡng lự trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia hay đơn giản hơn trở thành 1 người Tự Do Tư Tưởng. Xin mọi người tiếp tay nhằm chia sẻ thông tin cho tôi biết để tìm gặp những trường hợp dưới 60 tuổi ở ngoài đời đã từ bỏ ĐCSVN công khai hoặc âm thầm vì lý do nào đó không truy cập Internet hay ẩn danh.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn mọi người đã bớt chút thời gian đọc
bài này!
——————————————————————-
Chú thích ngoài lề bài viết: Trong bài viết này và những bài viết cũ
của tôi rất thường lặp cụm từ ĐCSVN vì tôi không muốn viết tắt như rất nhiều
người cẩu thả hay có chủ ý để rồi mặc nhiên thành một danh từ “độc quyền” ưu ái như: Đảng, Đảng Ta. Điều
này nhằm phân biệt và tạo sự công bình về mặt từ ngữ cho các đảng phái trong
quá khứ và tương lai trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam.
2. Phát biểu của bà Dương Thu Hương về Việt Nam ngày nay
Bà Dương Thu
Hương (Đại biểu Quốc Hội CSVN) đã có một bài Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
11 rất thẳng thắn và can đảm phê bình mạnh mẽ những khuyết điểm toàn diện của
ĐCSVN (xem link đính kèm). Bài phát biểu trong một buổi hội thảo từ năm 2010
nhưng mãi đến ngày 3-12- 2012 mới được tung ra ngoài.
Bà Dương Thu Hương – Nguyên Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước: Hội thảo
Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11, Do Hội Khoa học Kinh tế và Trung tâm
Thông tin và Dự báo Kinh tế – Xã hội Quốc gia thuộc Bộ Khoa học – Đầu tư tổ chức.
Với sự tham dự của nhiều trí thức, đảng viên cao cấp, đại diện Văn phòng Trung
ương Đảng, Hội đồng Lý luận Trung ương.
Bài phát biểu cùa bà Dương Thu Hương (không phải nữ văn sĩ Dương Thu Hương)
vỏn vẹn chưa đến 30 phút nhưng đã tường trình rất đầy đủ về mọi khía cạnh tiêu
cực, sai trái của các chính sách do ĐCSVN lãnh đạo.
3. Đại tá CSVN Trần Đăng Thanh bị thu âm toàn bộ buổi nói chuyện “mật” và chuyển ra ngoài (đăng trên basamnews ngày 19/12/2012). Ai là kẻ làm chuyện này? rõ ràng là các vị "phản động" từ trong lòng đảng.
Trong những ngày cuối năm 2012 này, một nhân vật bình
thường của Việt Nam
bỗng trở nên nổi tiếng/tai tiếng. Bài
phát giảng được thu âm của ông Trần Đăng Thanh về chính trị và quốc
phòng cho lãnh đạo các trường đại học ở Hà Nội không những trở thành một chủ đề
nóng được người Việt trong và ngoài nước đem ra bình luận khắp nơi, mà còn được
Asia Times đưa tin với tựa đề giật gân “các bí mật quốc gia bị tiết lộ ở Việt Nam”.
Theo giới thiệu trong băng ghi âm, người giảng/báo cáo là “Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú” Trần Đăng Thanh thuộc Học viện Chính trị của Bộ Quốc phòng. Người nghe là các lãnh đạo đảng ủy khối, lãnh đạo đảng, tuyên giáo, công tác chính trị, quản lý sinh viên, đoàn, hội thanh niên các trường đại học - cao đẳng Hà Nội. Nội dung chính của bài giảng là về tình hình Biển Đông và chính sách của nhà nước CSVN về Biển Đông.
Theo ông Thanh “mặc dù Trung Quốc “đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa.”
Ngược lại, Phó Giáo sư Thanh, người không biết tiếng Anh, cho rằng nước “Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Để thay đổi Việt Nam, Mỹ cần phải dựa vào kinh tế và chất xám của thế hệ trẻ Việt Nam được học tập và đào tạo tại Mỹ và phương Tây […] Cho nên một trong 9 mũi tiến công là người Mỹ đang thực hiện diễn biến hòa bình trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của chúng ta.” (VOA)
4. Báo Tuổi Trẻ phê bình "Tòa xử công khai nhưng… kín!"
Theo giới thiệu trong băng ghi âm, người giảng/báo cáo là “Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú” Trần Đăng Thanh thuộc Học viện Chính trị của Bộ Quốc phòng. Người nghe là các lãnh đạo đảng ủy khối, lãnh đạo đảng, tuyên giáo, công tác chính trị, quản lý sinh viên, đoàn, hội thanh niên các trường đại học - cao đẳng Hà Nội. Nội dung chính của bài giảng là về tình hình Biển Đông và chính sách của nhà nước CSVN về Biển Đông.
Theo ông Thanh “mặc dù Trung Quốc “đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa.”
Ngược lại, Phó Giáo sư Thanh, người không biết tiếng Anh, cho rằng nước “Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Để thay đổi Việt Nam, Mỹ cần phải dựa vào kinh tế và chất xám của thế hệ trẻ Việt Nam được học tập và đào tạo tại Mỹ và phương Tây […] Cho nên một trong 9 mũi tiến công là người Mỹ đang thực hiện diễn biến hòa bình trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của chúng ta.” (VOA)
4. Báo Tuổi Trẻ phê bình "Tòa xử công khai nhưng… kín!"
Hôm 16/1/2013, báo Tuổi Trẻ của chế độ CSVN đã đưa ra
bài viết có tựa như vậy, phê bình thẳng thắn những hiện tượng bất công, sai
trái tại các phiên tòa như sau:
“... hiện tượng một phụ nữ với gương mặt khắc khổ
chen vào xin bảo vệ cho vào xem xét xử cháu ruột nhưng chỉ nhận được những cái
lắc đầu. Bà bị đẩy ra ngoài mặc dù đã hết lời năn nỉ rằng bà đã đi mấy trăm cây
số giữa trời lạnh buốt từ 3g sáng mới tới được đây."
“Trong tòa án, trước cửa phòng xử 104B, một người đàn
ông đứng xin hai công an cho vào trong xem xét xử nhưng cũng chỉ nhận được những
cái lắc đầu. Năn nỉ mãi không được, người đàn
ông văng tục, chửi bới ầm ĩ cả dãy hành lang. Khi đó lực lượng công an mới cho
ông vào phòng."
“Vi phạm pháp luật ngay tòa án"
“Qua được cổng bảo vệ chưa xong, trước cửa phòng xét
xử luôn có nhiều công an đứng canh gác để kiểm tra giấy tờ của người đến xem
xét xử... Việc không cho người dân vào tòa xem xét xử không những vi phạm quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, mà còn làm nảy sinh tiêu cực. Theo phản ảnh của
một số người dân, ai có tiền cho lực lượng bảo vệ ở cổng TAND TP Hà Nội sẽ được
vào tòa...”
Hình ảnh thường thấy hằng ngày ở cổng TAND TP Hà Nội: người dân chờ đợi, năn nỉ
bảo vệ cho vào tòa - Ảnh: Tâm Lụa báo Tuổi Trẻ trong nước
“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ
đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn
thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm."
“...Được các đồng nghiệp có tâm, có tài
khen ngợi mới thật là điều vinh dự,” bà viết trong lá thư gửi Hội Điện ảnh.
‘Làm khổ dân là có tội’
Bà Kim Chi cho rằng một số việc thủ tướng CSVN Nguyễn
Tấn Dũng điều hành đang bị 'thế giới phản đối'
Khi được hỏi liệu bà có sợ bị ảnh hưởng tới bản thân khi đưa ra lá thư
này, bà Kim Chi nói, thậm chí cả khi người ta tạo ra những tai nạn để bà
"chết" đi nữa, thì điều đó cũng không đáng sợ vì “tôi sống ngay thẳng,
sống cho tử tế”.
"Là người có
chức, có quyền thì lại càng phải sống ngay thẳng, mẫu mực, chứ làm khổ dân là
người có tội." (Kim Chi)
Nhà văn Y Ban
|
Kết quả giải thưởng
công bố trên trang web chính thức của hội cho thấy, trong lĩnh vực văn xuôi có
một tác phẩm đoạt giải thưởng; tác phẩm của Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam được nhận
Bằng khen.
Nhà văn Y Ban nói rằng bà từ chối nhận bằng khen, cũng như tuyên bố từ bỏ vị trí Ủy viên Hội đồng văn xuôi, vì "Ban giám khảo không đủ tâm, đủ tầm bỏ phiếu cho tác phẩm", và "việc tôi ngồi ở ghế Ủy viên Hội đồng văn xuôi không thể mang lại lợi ích nào cho các nhà văn". Theo bà Y Ban, cách thức bỏ phiếu cho tác phẩm vào chung khảo của hội đồng văn xuôi thiếu chuyên nghiệp, không có trách nhiệm với lá phiếu: Có người bỏ phiếu… qua điện thoại, nhờ nói lại; có người bỏ phiếu dù chưa kịp đọc tác phẩm; có người thì xin bỏ phiếu sau… Có hai phiếu trắng, tức là giám khảo không tỏ rõ quan điểm, nhận định về tác phẩm.
Nhà văn Y Ban nói rằng bà từ chối nhận bằng khen, cũng như tuyên bố từ bỏ vị trí Ủy viên Hội đồng văn xuôi, vì "Ban giám khảo không đủ tâm, đủ tầm bỏ phiếu cho tác phẩm", và "việc tôi ngồi ở ghế Ủy viên Hội đồng văn xuôi không thể mang lại lợi ích nào cho các nhà văn". Theo bà Y Ban, cách thức bỏ phiếu cho tác phẩm vào chung khảo của hội đồng văn xuôi thiếu chuyên nghiệp, không có trách nhiệm với lá phiếu: Có người bỏ phiếu… qua điện thoại, nhờ nói lại; có người bỏ phiếu dù chưa kịp đọc tác phẩm; có người thì xin bỏ phiếu sau… Có hai phiếu trắng, tức là giám khảo không tỏ rõ quan điểm, nhận định về tác phẩm.
THƯ NGỎ GỬI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Tôi Phạm Ngọc Cảnh
Nam, người vừa được HNV VN công bố tặng bằng khen năm 2012 cho cuốn tiểu
thuyết “Thế Kỷ Bị Mất” của tôi.
Tôi xin giành quyền
được từ chối bằng khen nầy của HNV .
Lý do đơn giản,
mà ai cũng thấy là giải thưởng đã không được xét đúng theo tiêu chí văn chương.
Và, cũng là để cho sự trung thực còn có chỗ trú ngụ trong ngôi đền thiêng liêng
của nó là Văn Học.
7. "Bên Thắng Cuộc" của
Huy Đức
Tác giả Huy Đức (RFA) |
“Bên thắng cuộc” là cuốn sách đang gây sôi nổi cho cư dân mạng cả trong
và ngoài nuớc. Quyển sách được viết bởi nhà báo Huy Đức, người nổi tiếng với
trang blog Osin với những bài chính luận độc đáo có số người đọc rất cao.
Sau ba năm mài miệt, “Bên thắng cuộc” chính thức ra đời vào ngày 12
tháng 12 -2012 với hai cách: sách in do chính tác giả xuất bản và sách điện tử
do Amazon phát hành.
Có lẽ đây là lần đầu tiên một nhà văn Việt Nam có lượng sách bán trên hệ thống
Amazon qua hình thức sách điện tử. Sự đột phá này có ý nghĩa quan trọng cho những
ngòi viết đang bị cho là có vấn đề tại Việt Nam, từ nay họ có thể lập ra kế hoạch
cho cuốn sách sắp tới phát hành một cách rộng khắp nhưng lại không hề bị lưỡi
kéo kiểm duyệt gây rắc rối. Huy Đức là nguời đầu tiên và chắc chắn không phải
là cuối cùng tận dụng lợi thế khoa học kỹ thuật này.
8. Báo Thanh Niên vinh danh người lính Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa
Nhiều thanh niên Hà Nội tổ chức thắp nến tri ân những
người lính đã ngã xuống bảo vệ Hoàng Sa trước quân Trung Quốc ngày 19/1/1974.
RFI 20-1-2013
Tinh thần dũng cảm của hải
quân Việt Nam Cộng Hòa chống Trung Quốc xâm lược được nhật báo Thanh Niên vinh
danh nhân ngày 19/01 kỷ niệm 39 năm trận hải chiến bảo vệ lãnh thổ.Các trang «
dân báo » và « blog » tường thuật các sinh hoạt ghi dấu sự kiện được xem
là « mối hận dân tộc », thả nến tưởng niệm cố trung tá Ngụy Văn Thà
và 74 tử sĩ.
Phải chăng đảng
Cộng sản Việt Nam
bắt đầu chấp nhận sự thật lịch sử ?
Nhân dịp 40 năm
trận hải chiến Hoàng Sa 17/19 tháng 01 năm 1974 nhật báo Thanh Niên đã dành một
bài báo dài với nhiều chi tiết để nhắc lại trận chiến lịch sử chống Trung Quốc
xâm lăng. Thật ra, cách nay 4 năm, nhân dịp 35 năm trận hải chiến, báo Tuổi Trẻ
cũng đã kể lại trận đánh bi hùng bất cân xứng này qua hồi ức của Thượng sĩ Lữ
Công Bảy, một hạ sĩ quan trên tuần dương hạm H-4 Trần Khánh Dư do Trung tá Vũ Hữu
San chỉ huy.
Vào thời điểm
2009, trong bối cảnh ngư dân Việt Nam liên tục bị Trung Quốc trấn áp, các bài
báo nhắc đến chủ quyền lãnh hải vẫn gọi người lính miền nam là “quân đội
Sài Gòn”. Cho đến hôm nay, những công dân Việt Nam có hành động chống Trung Quốc
xâm lược lần lược theo nhau vào tù với những tội danh ngụy tạo như trốn thuế
hay âm mưu lật đổ chính quyền. Những hành động xâm lấn của Trung Quốc được gọi
là của “nước lạ”.
Tuy nhiên, trong
bài “Quyết liệt vì Hoàng Sa” trên báo Thanh Niên 19/01/2013, thì từ
cách trình bày sự kiện đến từ ngữ đã khác hẳn. Thanh Niên khẳng định Trung Quốc
có hành động “phi nghĩa phi pháp” tại Hoàng Sa và đã gặp sự “kháng
cự mãnh liệt của người Việt Nam”, các “chiến hạm và quân nhân VNCH
chiến đấu quyết liệt” và trong cuộc hải chiến ấy “74 chiến sĩ quân
đội Việt Nam Cộng Hòa đã tử trận”. Tên tuổi các cấp chỉ huy được nhắc nhở một
cách trân trọng.
Báo Thanh Niên
còn nhấn mạnh đến động thái ngoại giao của chính quyền Việt Nam Cộng hòa khi nhắc
lại việc: “Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc bác bỏ luận điệu ngang
ngược của Trung Quốc… xâm phạm lãnh thổ VNCH”. Tác giả bài viết công nhận
các quân nhân hải quân miền Nam
đã “kiên cường nổ súng vào kẻ xâm lược trước một kẻ thù mạnh hơn và
tính hình chính trị chung có nhiều diễn biến bất lợi”. Theo hồi ký của Tư lệnh
Vùng Một Duyên hải của VNCH, Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, quân lực miền Nam lúc
đó phải căng lực lượng ra đối phó với bộ binh miền Bắc.
Trong ngày
19/01/2013, trên các blog “lề trái” tràn ngập những bài văn,
bài thơ về trận chiến Hoàng Sa. Các tác giả chia sẻ “niềm đau dân tộc” và
“lòng ngưỡng mộ các anh hùng VNCH”. Một nhóm Tuổi trẻ yêu nước, tự giới
thiệu sinh sau trận Hoàng Sa, tổ chức lễ “thả nến” tưởng niệm “74 chiến
sĩ Vị Quốc Vong Thân" và cố Trung tá Ngụy Văn Thà.
Nhiều bài thơ tỏ
lòng quý mến với bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh được phổ biến. Liệu động thái của cơ
quan Đoàn Thanh niên cộng sản Việt Nam là tín hiệu chính quyền hiện nay bắt đầu
thấy cần phải đoàn kết “nội lực” để chống Trung Quốc xâm lăng
hay đây chỉ là hành động “phá rào” của một nhóm nhà báo dũng cảm
có cùng ưu tư với đại đa số đồng bào?
Blogger Nguyễn Tường
Thụy nhận định: “39 năm qua, người ta đi tìm nguyên nhân của việc mất
Hoàng Sa… mà điều thuyết phục nhất có lẽ là bởi công hàm của ông Phạm Văn Đồng
năm 1956 và… chính sách ngoai giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (CSVN)”. Nhà
báo độc lập kết luận : "Nỗi hận này không bao giờ quên và các nhà lãnh
đạo hôm nay cũng nên học người xưa…”
0 comments:
Đăng nhận xét