Ts Trần Diệu Chân
Năm
nay, người Việt hải ngoại ở nhiều nơi đã tổ chức chung hai sự kiện lịch sử
trong một buổi lễ: tưởng nhớ công đức Vua Hùng và tưởng niệm Quốc Hận 1975 do
hai ngày lịch sử khá gần nhau – 19 và 30 tháng 4. Một điều trùng hợp rất đặc
biệt là ngày lễ truyền thống Giỗ Tổ - được truyền tụng qua hai câu thơ quen
thuộc:
Dù
ai đi ngược về xuôi,
nhớ ngày giỗ Tổ, mồng mười tháng ba
nhớ ngày giỗ Tổ, mồng mười tháng ba
để
nhắc nhau ngày giỗ theo âm lịch - hầu như đều rơi vào đúng tháng 4 dương lịch,
tháng được mệnh danh là Tháng Tư Đen kể từ biến cố 30-4-1975. Chắc Quốc Tổ từ
trên cao nhìn xuống hẳn đã không khỏi bùi ngùi cho con cháu vào mỗi dịp tháng 4
khi đất nước vẫn còn kéo dài triền miên dưới ách độc tài cộng sản.
38 năm đã trôi qua như chớp mắt, với những biến đổi không ngờ. Từ “người di tản buồn” của
non 4 thập niên về trước, nay có người đã trở thành “dân biểu quốc hội” tại một số quốc gia, đoạt nhiều kỷ lục quốc tế; thành tích học vấn, thành đạt của người Việt đã làm vẻ vang con cháu Rồng Tiên trên quê hương tạm dung khắp thế giới ... Tại Việt Nam, “tù cải tạo” ngày xưa nay đã trở thành “khúc ruột xa ngàn dặm” được hân hoan chào đón trở về, kẻ “cựu thù” đã được đón tiếp như thượng khách (TNS John McCain, giới chức Hoa Kỳ...), và những tay súng AK 47 nay đã thành thạo đếm đô-la, lái Rolls-Royce, lượn Mercedes ...
Nhưng ước mơ cho ngày Hội Lớn của dân tộc – ngày quê hương được chan hòa nắng ấm tình người, được hít thở làn gió mát tự do - thì dường như lại kéo dài đằng đẵng. Chả thế mà một người bạn trẻ trong nước đã phải thốt lên:
Tôi
chưa thấy một đêm nào dài thế,
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.*
Điểm đặc biệt là tác giả của những câu thơ này chưa có mặt trên quê hương trong ngày lịch sử 30-4-1975 đau thương của dân tộc. Anh sanh ra mãi 8 năm sau và lớn lên trong khung cảnh của:
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.*
Điểm đặc biệt là tác giả của những câu thơ này chưa có mặt trên quê hương trong ngày lịch sử 30-4-1975 đau thương của dân tộc. Anh sanh ra mãi 8 năm sau và lớn lên trong khung cảnh của:
lũ
quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn "mày phải sợ" [1]
khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn "mày phải sợ" [1]
Thế nhưng, động lực yêu nước, thương dân, và tinh thần trách nhiệm của một người có lương tri, có liêm sỉ đã giúp anh vượt thoát “nỗi sợ” để cất cao tiếng gọi:
bao
thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi! *
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi! *
Người bạn trẻ này chính là Nguyễn Đắc Kiên, một nhà báo dũng cảm, 30 tuổi, đã dám lên tiếng chỉ trích Tổng bí thư Cộng sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn Phú Trọng vào tháng 2 vừa qua, khi ông này cao giọng miệt thị những người góp ý kiến sửa đổi hiến pháp theo nguyên tắc Dân Chủ là “suy đồi đạo đức”. Anh Kiên không sợ bị đuổi việc dù đang phải cưu mang gia đình. Anh không sợ tù tội và sẵn sàng cùng chia sẻ bước đời nghiệt ngã với những người bạn chung nỗi khát khao tự do cho dân tộc:
nếu
một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
vì ở đó tôi gặp những người ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.
........
ở nơi đó giam giữ Tự do,
giam giữ những trái tim khao khát Sống. [2]
tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
vì ở đó tôi gặp những người ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.
........
ở nơi đó giam giữ Tự do,
giam giữ những trái tim khao khát Sống. [2]
Nguyễn Đắc Kiên đã đem đến cho chúng ta nguồn hy vọng lớn lao về một tương lai tươi sáng của dân tộc vì anh tượng trưng cho thế hệ rường cột của nước nhà ngày hôm nay. Đã có biết bao khuôn mặt trẻ, dù sinh ra và lớn lên trong sự bưng bít, nhồi sọ và dối trá của chế độ, nhưng họ đã tìm hiểu và không để bị lừa phỉnh; họ đã trông thấy sự thật và can trường lên tiếng, vượt qua sự sợ hãi để tranh đấu cho lẽ phải, cho công lý.
Họ là những Lê Quốc Quân, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Việt Khang, Trần Vũ An Bình, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Thị Thúy, Dương Kim Khải, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Lê thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Hoàng Vy, Huỳnh Thục Vy, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn, Phạm Minh Hoàng, Huỳnh Quốc Tuấn (bố Thục Vy), và còn rất rất nhiều không kể xiết những tiếng nói bất khuất từ Việt Nam; có bạn chưa tới tuổi đôi mươi, không ngại ngùng nối bước các thế hệ cha anh hào hùng như Linh mục Nguyễn văn Lý, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Trần Anh Kim, Tạ Phong Tần, Luật sư Cù Huy Hà Vũ... sẵn sàng bước vào nhà tù nhỏ để dân tộc được ra khỏi nhà tù lớn.
Sinh Viên Trần Minh Nhật, một trong 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành bị cầm tù đã dõng dạc trước phiên toà xét xử các anh vào đầu năm nay: “Tôi chấp nhận tất cả những gì mà chế độ này đè nén, chấp nhận tất cả những hình phạt miễn sao công lý và sự thật được hiện diện tại đất nước Việt Nam này!”
Đã có biết bao tiếng nói kiên cường như thế vọng lên từ đất mẹ, các bạn đã cương quyết không xuôi tay trước vận mệnh ngả nghiêng của đất nước. Các bạn đã đứng lên - cùng với thế hệ cha anh dũng liệt đi làm lịch sử. Hàng nghìn, hàng vạn bước chân đã xuống đường bảo vệ bờ cõi chống xâm lược Trung Quốc; hàng triệu triệu con tim đã hòa nhịp trong cùng một tiếng nói: Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Độc Lập và Danh Dự cho Dân Tộc.
30 năm thống trị miền Bắc và 38 năm trên cả nước, chế độ CSVN bạo tàn đã không hủy hoại được tấm lòng yêu nước, lòng can trường, tinh thần bất khuất và tính nhân bản của dân tộc. Tất cả những tinh hoa này của nhiều thế hệ đã tỏa sáng trong hàng loạt các hành động và những bài viết vì đất nước, vì dân tộc từ ngay cả những người đã từng bị buộc phải bẻ cong ngòi bút và tư tưởng của mình để sống còn, và từ cả những người đã một thời chọn lầm con đường phục vụ. Ngày hôm nay, những cây bút và tiếng nói “lề đảng” đã đổi hướng sang “lề dân”; mạnh mẽ, dõng dạc lên tiếng bất chấp các đe dọa như nghệ sĩ Kim Chi, cụ bà Lê Hiền Đức, Nguyễn Chí Đức, Huy Đức ...
Cuộc cách mạng dân chủ không chỉ mới bắt đầu, mà đã khởi sự ngay từ những giây phút đầu tiên khi gót giày xâm lược của chủ nghĩa Mác Lê vượt sông Bến Hải cày nát mảnh đất mầu mỡ tự do của miền nam đất nước.
Chính sự trù phú của miền Nam - từ lòng nhân ái, sự tử tế, cho tới đời sống sung túc về vật chất và thoải mái về tinh thần - đã giúp đồng bào miền Bắc hiểu ra rằng mình đã bị một cú lừa lớn, đớn đau. Cuộc đấu tranh bền bỉ trong suốt 38 năm qua của toàn dân, với những người đã từ bỏ đời sống ấm êm ở hải ngoại để trở về bắt tay với đồng bào trong nước giở trang sử mới cho dân tộc, đã bắt đầu bằng những bước nhọc nhằn, khốn khó, trước sự thờ ơ, quay lưng ngoảnh mặt của toàn thế giới.
Nhưng như Tướng Hoàng Cơ Minh đã kêu gọi từ đầu thập niên 80: “Lấy chính nghĩa khuất phục kẻ thù, lấy chính nghĩa huy động toàn dân, lấy chính nghĩa tranh thủ thế giới”, tư duy nhân bản này đã đem lại thế tất thắng cho toàn dân ta ngày hôm nay.
Thế “Tất Thắng” được thẩm định trên tương quan quyền lực giữa thiểu số thống trị và đại khối dân tộc: lực lượng dân tộc dân chủ càng ngày càng mạnh, và chế độ càng ngày càng suy sụp, do ảnh hưởng từ 3 yếu tố:
1. Những yếu kém do sai lầm tự thân mà bất cứ một chế độ độc tài nào cũng gặp phải, đó là hệ quả tham nhũng và suy đồi đạo đức không thuốc chữa; tệ nạn xã hội băng hoại, kinh tế xuống dốc, bất mãn dâng tràn do chính sách cướp đất, hèn với giặc – ác với dân, công an cậy quyền thế hiếp đáp dân lành, thậm chí đánh/giết người không gớm tay... Những hệ quả trầm trọng này đã khiến chính cán bộ cao cấp CSVN còn phải thảng thốt thú nhận là “lỗi hệ thống” quá trầm trọng và cần phải thay đổi ngay để cứu đảng, nhưng đã là “lỗi hệ thống” thì làm sao còn chữa được! chỉ có thể hủy ngay cái hệ thống đầy sai phạm đó để thay bằng một hệ thống mới tốt đẹp – tôn trọng nhân quyền và công lý. Đảng CSVN chỉ còn một cách tự cứu duy nhất là “chủ động xin” được cùng toàn dân xây dựng thể chế mới “thực sự tự do, dân chủ” mà hàng ngàn người dân đã lên tiếng qua các bản góp ý về hiến pháp, để hy vọng còn được tồn tại như một đảng trong một thể chế đa nguyên, bằng không, cứ khư khư nắm chặt quyền lực thì sự sụp đổ của chế độ là điều tất yếu.
2. Áp lực đấu tranh không khoan nhượng của toàn dân đang trỗi dậy với sự hỗ trợ đồng loạt của thế giới. Chưa bao giờ mà tiếng nói của đại khối dân tộc lại vang lên đồng bộ và được sự hỗ trợ mạnh mẽ của quốc tế như vậy; không còn nữa lằn ranh ngăn cách của không gian: quốc nội và hải ngoại; không còn nữa lằn ranh ngăn cách của tư duy chủ nghĩa – đã có nhiều đảng viên thức tỉnh trước một chủ nghĩa ngoại lai đi ngược lại với quyền lợi của dân tộc và đã bị phá sản trên toàn thế giới, có người đã ra khỏi đảng và sẽ còn nhiều người nữa trong những ngày tháng tới. Lằn ranh còn lại ngày nay là giữa thiện và ác, giữa tự do và độc tài, giữa xây dựng và hủy hoại, giữa văn minh và lạc hậu.
3. Xu hướng dân chủ hóa của thời đại và tác động của mạng lưới Internet đã tạo những áp lực to lớn lên các chế độ độc tài. Tại Việt Nam hiện nay có tới trên 30 triệu người truy cập mạng Internet. Môi trường ảo của các mạng xã hội đã giúp cho người dân tìm đến nhau, chia sẻ các quan tâm, tham gia các hoạt động và vượt qua sự sợ hãi. Mạng lưới Internet cũng giúp xé toang bức màn bưng bít và tuyên truyền một chiều của chế độ.
Chưa bao giờ mà cả 3 yếu tố này lại ở mức thuận lợi nhất cho dân tộc như bây giờ. Để khai dụng thêm sức mạnh của lực lượng dân chủ và tác động thêm vào những yếu kém của chế độ hầu đẩy nhanh tiến trình xóa bỏ độc tài và xây dựng dân chủ, chúng ta cần phải xây dựng tin yêu và sự đoàn kết bằng cách:
1. Chú tâm vào những điểm tương đồng hơn là những dị biệt.
2. Đặt cái chung lên trên cái riêng.
3. Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt trong phát biểu, trong thảo luận.
4. Lấy dài hạn soi sáng ngắn hạn khi cân nhắc thiệt hơn.
5. Cần phải thức thời, uyển chuyển thay đổi theo tình hình đất nước và thế giới trong ý thức đặt quyền lợi của Tổ Quốc lên trên hết.
Cố Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã tiên đoán giai đoạn hiện nay của lịch sử với niềm tin mãnh liệt từ khi ông còn nằm trong ngục tù cộng sản:
Trong
bóng đêm đè nghẹt
Phục sẵn một mặt trời
Trong đau khổ không lời
Phục sẵn toàn sấm sét
Trong lớp người đói rét
Phục sẵn những đoàn quân
Khi vận nước xoay vần
Tất cả thành nguyên tử
Phục sẵn một mặt trời
Trong đau khổ không lời
Phục sẵn toàn sấm sét
Trong lớp người đói rét
Phục sẵn những đoàn quân
Khi vận nước xoay vần
Tất cả thành nguyên tử
(Trong
bóng đêm – Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện - 1976)
Và đất nước đang xoay vần để lật sang trang sử mới với tất cả sức bật của toàn dân trong và ngoài nước.
Và đất nước đang xoay vần để lật sang trang sử mới với tất cả sức bật của toàn dân trong và ngoài nước.
Cũng trong tinh thần Ghi ơn Quốc Tổ và nhân dịp tưởng niệm biến cố 30-4-1975, chúng ta không thể nào không nhớ ơn sự hy sinh của các thế hệ cha anh.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã cho chúng ta một biểu tượng nối tiếp nhau của nhiều thế hệ trong công cuộc dựng nước và giữ nước: “ người nọ đứng lên vai người kia, để đưa nhau từ đáy giếng lên bờ. Trên cái ‘chồng người’ thẳng đứng ấy những người tiên phong đứng ở dưới cùng cho đồng đội được đứng lên vai. Những người tiên phong ấy sẽ lên bờ sau cùng hoặc lúc khải hoàn có thể không còn họ nữa.
“Về Độc lập dân tộc nếu không có những anh hùng liệt nữ đã hy sinh liệu ngày nay ta có còn quốc gia không để mà tranh đấu? Chúng ta đã đứng trên vai họ để có hôm nay.
"Về Dân chủ-Tự do cũng vậy. Nếu không có những người dân chủ tiên phong như Nguyễn Mạnh Tường, như Hữu Loan, như Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Kiến Giang, Lê Hồng Hà, Cù Huy Hà Vũ, Dương Thu Hương, Hòa thượng Thích Quảng Độ, cha Nguyễn Văn Lý, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức…vân vân và vân vân…mà hầu hết họ đều bị tù đày, và biết bao tiếng nói dân chủ từ bên ngoài hỗ trợ thì làm sao có chút nền dân chủ cỏn con để có thể tồn tại những trang Web dân chủ trong nước như trang Bô-xít, trang Basam và các blogger?
“Chúng ta đã được đứng trên vai họ, những người dân chủ tiên phong chịu nạn tù đày để giành lấy từng tí chút dân chủ cho ta tiếp tục. Hãy nhớ ơn họ!
“Đoàn kết, dấn thân hết mình phải đi đôi với tỉnh táo sàng lọc chính là bài học lịch sử quý giá mà quá khứ từng dạy cho ta vậy.” [3]
(Xin được tiếp lời Ts Hà Sĩ Phu để thêm tên của các vị đã hy sinh sau 30-4-1975 trên bước đường khai mở công cuộc đấu tranh dân chủ như các anh hùng Trần Văn Bá, Hồ thái Bạch, Lê Quốc Quân; Tướng Hoàng Cơ Minh và các anh hùng Đông Tiến trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam; và còn rất rất nhiều các vị anh hùng khác của dân tộc)
- -
-
Để đền đáp công ơn Tổ Tiên và những người tiên phong đã hy sinh trên con đường phục vụ, và để hàn gắn những đau thương của biến cố 30-4-1975 đồng thời khép lại một trang sử đen tối của dân tộc, không gì ý nghĩa bằng chúng ta cùng nhau - trong hoàn cảnh và khả năng riêng của mỗi người, đóng góp phần nhỏ bé của mình để xóa bỏ độc tài trên quê hương yêu dấu và xây dựng lại một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ, nhân bản và phú cường. Ánh bình minh đã ló dạng ở cuối chân trời; việc đến đích nhanh hay chậm, là ở chính mỗi chúng ta - người Việt trong nước và hải ngoại.
Tiến sĩ Trần Diệu Chân
30-4-2013
[1] Vì
người ta cần ánh mặt trời - Nguyễn Đắc Kiên - Hà Nội, 25-2-2012
[2] Bởi vì
tôi khao khát Tự do - Nguyễn Đắc Kiên - Hà Nội, 9-12-2012
[3] Góp
Phần Giải mã một thế hệ dấn thân - Tiến sĩ Hà Sĩ Phu – 24-2-2013
0 comments:
Đăng nhận xét