Nguyễn Thanh Văn
Linh mục Darek Bryk tham gia vận động tự do cho luật sư Lê Quốc Quân |
Vào ngày 02 tháng 10 năm 2013, trong khi trên
đường đến trường Đại học ở Ludwigshafen, Giáo sư Kals tình cờ nghe được tin tức
trên radio loan tin Ls. Lê Quốc Quân bị đưa ra tòa vì tội "trốn thuế".
Xướng ngôn viên còn nói rõ "Hàng trăm người đã biểu tình chống lại vụ án
mà theo họ có màu sắc chính trị" (http://www.dtoday.de/startseite/politik).
Là một người quan tâm đến Việt Nam, qua những
ấn tượng đầu tiên của người láng giềng Việt Nam tị nạn khi người này có lần nói
với Gs. Kals rằng sở dĩ ông ta tị nạn ở Đức vì ông ta không còn phải phập phòng
lo sợ như ở Việt Nam cái cảnh vào ban đêm sẽ có người tới nhà bắt ông đi bất cứ
lúc nào.
Qua gia đình người Việt láng giềng, cũng như tìm
hiểu thêm trên Internet về con người và lý do thật tại sao Ls. Lê Quốc Quân bị
bắt giữ và bỏ tù, Gs. Kals thấy đây là điều bất công, vô lý không thể xảy ra
trong một chế độ tự do, dân chủ, pháp trị.
Vì vậy vào đầu tháng 11 năm 2013 Gs. Kals cùng
nhóm chủ xướng gồm một số bạn bè,
trong đó có gia đình người hàng xóm Việt Nam
của ông, đã vận động được 31 trí thức khác tại Âu châu cùng đứng tên chung trong
bức thư gởi đến ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam để đòi trả tự do cho Ls.
Lê Quốc Quân.
Nguyên văn bức thư được viết như sau:
Prof. Dr. Johannes Kals,
Eichstraße 44, 67434 Neustadt an der Weinstraße, Germany
Gởi đến:
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
01 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội
Việt-Nam
01 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội
Việt-Nam
Những vị sau đây nhận một bản sao bức thư này:
- Tòa đại sứ Việt Nam tại Berlin
- Bà Catherine Ashton, Đại diện Cao cấp Liên minh Châu Âu phụ trách Ngoại giao và Chính sách An ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu
- Ông Westerwelle, Bộ trưởng Ngoại giao Đức
- Ông Löning, Đặc trách về nhân quyền và trợ giúp nhân đạo của Chính phủ Liên bang Đức.
- Tòa đại sứ Việt Nam tại Berlin
- Bà Catherine Ashton, Đại diện Cao cấp Liên minh Châu Âu phụ trách Ngoại giao và Chính sách An ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu
- Ông Westerwelle, Bộ trưởng Ngoại giao Đức
- Ông Löning, Đặc trách về nhân quyền và trợ giúp nhân đạo của Chính phủ Liên bang Đức.
Neustadt, 25. 11. 2013
Kính thưa ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Qua lá thư này chúng tôi muốn bày tỏ nỗi lo
lắng sâu đậm về cách hành xử cũng như những thiếu sót trong phiên tòa vừa qua
đối với Luật sư Lê Quốc Quân. Là luật sư, ông Lê Quốc Quân đã lên tiếng bênh
vực rất nhiều người hoạt động cho nhân quyền, ngoài ra ông còn là cố vấn cho những
tổ chức dân sự xã hội như Ngân hàng phát triển Á châu và Văn phòng phát triển
quốc tế của Thụy Điển.
Theo tôi được biết, ông Lê Quốc Quân đã bị bắt từ tháng 12 năm 2012 vì
bị quy trách tội trốn thuế. Người nhà ông Lê Quốc Quân cho biết những bằng
chứng về tội trốn thuế là do công an bịa đặt ra để dập tắt lời kêu gọi thay
đổi. Những tổ chức phi chính phủ như Hội phóng viên không biên giới và Hội Văn
Bút Thế Giới /chi nhánh Anh Quốc (English PEN) đã lên tiếng đòi chính phủ Việt
Nam hãy hủy bỏ phiên tòa mang mầu sắc chính trị đối với ông Lê Quốc Quân. Trong
thời gian bị giam cầm này ông đã không được liên lạc với gia đình trong một
giai đoạn dài. Vào ngày 08 tháng bảy 2013 tòa án ở Việt Nam đã bất chợt dời
ngày ra tòa của ông Lê Quốc Quân với lý do là bà chánh án bị bịnh. Các luật sư
khác và người nhà của Luật sư Lê Quốc Quân thì cho rằng phiên tòa bị đình chỉ
vì nhà cầm quyền Việt Nam tránh né dư luận và sự chú ý của thế giới. Trong
phiên tòa ngày 02.10. 2013 Luật sư Lê Quốc Quân bị kết án 30 tháng tù và người
cùng bị cáo lãnh 8 tháng. Dựa vào nền tảng luật pháp quốc tế hai bản án này là
một điều sỉ nhục.
Chúng tôi rất lo lắng về lối quy tội xảo trá và hành động bất nhân đối
với những nhà đấu tranh cho dân chủ như Lê Quốc Quân, Điếu Cày, Tạ Phong Tần và
nhiều người khác. Sự kiện này là một vết nhơ trong hồ sơ nhân quyền của chính
phủ Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là những dấu hiệu cho thấy rằng nhà nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, với tư cách thành viên của Liên Hiệp Quốc, vẫn
tiếp tục không đáp ứng được những trách nhiệm quốc tế tối thiểu.
Chúng tôi xin ông nhớ rằng chính phủ Việt Nam đã ký vào Công Ứớc Quốc
tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Trong Công ước này người dân có quyền tự
do ngôn luận, tự do hội họp cũng như quyền có những phiên xử đúng thời hạn và
công minh. Luật sư Lê Quốc Quân phải được trả tự do và phải được trắng án.
Kính thưa ông Thủ tướng, tôi yêu cầu ông chấm dứt bắt bớ và bỏ tù những
người dân tụ họp ôn hòa và sử dụng quyền tự do ngôn luận của họ. Tôi kêu gọi
giới trí thức khắp toàn cầu hãy lên tiếng đòi trả tự do cho Luật sư Lê Quốc
Quân.
Trân trọng,
Giáo sư Johannes Kals,
người khởi xướng cuộc vận động đòi tự do cho Lê Quốc Quân.
----
Nổi bật trong số 32 người đầu tiên đứng tên bức thư là bà Vera
Lengsfeld, Nhà hoạt động dân quyền tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR), Cựu thành
viên Quốc hội Liên Bang Đức, từng nhận lãnh huy chương cao quý của quốc gia (Bundesverdienstkreuz)
và ông Ingo Röthlingshöfer, Thị trưởng thành phố Neustadt an der Weinerstr. Bí
thư đảng bộ đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Đức (CDU) thành phố Neustadt.
Bà Vera Lengsfeld, Nhà hoạt động dân
quyền tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR)
Ông
Ingo Röthlingshöfer, Thị trưởng thành phố Neustadt an der Weinerstr.
Ngày 25.11.2013 bức thư viết cho Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng bằng Đức ngữ, Anh ngữ và Việt ngữ đã được gửi đi và phổ biến
rộng rãi trên mạng và theo Gs. Kals cho biết ông muốn vận động thêm nhiều người
khác ký tên vào.
Đầu tháng 12 năm 2013, trong cuộc phỏng vấn
của Radio Chân Trời Mới, những lời chia sẻ của Gs. Kals đã đem lại nhiều phấn
khởi trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước, cũng như gây sự chú ý của
nhiều nhà trí thức khác tại Đức.
Trong bài phỏng vấn này Gs. Kals nhấn mạnh là
ông cùng với các bằng hữu sẽ luôn theo sát tình trạng của Ls. Lê Quốc Quân và
tranh đấu cho tới khi nào Ls. Lê Quốc Quân được trả tự do. Ông và nhóm chủ
xướng ban đầu đã tiếp tục vận động thêm một số trí thức khác cùng đừng tên vào
bức thư. Số người tham gia ký tên ngày càng đông.
Trước tin Ls. Lê Quốc Quân ra tòa phúc thẩm
vào ngày 17.02.2014, vào ngày 15.02, Gs. Kals đã thay mặt nhóm 70 trí thức
(tính tới ngày này) gửi thư cho Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Đức, bà Prof. Dr.
Maria Böhmer để yêu cầu chính phủ Đức lên tiếng hỗ trợ cho Ls. Lê Quốc Quân.
Trong thư Gs. Kals đã nhắc đến việc phái đoàn Đức đã chất vấn phái đoàn
Cộng sản Việt Nam trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ 18 tại
Geneva vào ngày 05.02.2014 với 2 khuyến cáo:
* 143.117. Trả tự do tức khắc tất cả các tù nhân bị giam giữ tùy tiện
và bồi thường thiệt hại cho họ theo như yêu cầu của Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ
Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc;
* 143.171. Thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Công ước Quốc tế về
Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và bảo đảm đầy đủ các quyền tự do hội họp và
tự do ngôn luận trên mạng Internet cũng như trong đời sống thường nhựt cho tất
cả các công dân của mình.
Ngày 11.3.2014, bà Giáo sư tiến sĩ Maria Böhmer, Thứ trưởng Ngoại giao
CHLB Đức đã gởi thư phúc đáp rằng, chính quyền Đức rất quan tâm đến trường hợp
của Ls. Lê Quốc Quân. Bà hứa là chính phủ Đức sẽ tiếp tục tranh đấu cho người
Luật sư chuyên lo về nhân quyền và dân chủ này:
Nội dung thư phúc đáp như sau:
Bộ Ngoại Giao
Prof. Dr. Maria Böhmer
Dân biểu Quốc Hội Liên Bang
Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao
Kurstraße 36
11013 Berlin
www.auswaertiges-amt.de
Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao
Kurstraße 36
11013 Berlin
www.auswaertiges-amt.de
Ông Prof. Dr. Johannes Kals
Eichstr. 44
67434 Neustadt/Weinstraße
Eichstr. 44
67434 Neustadt/Weinstraße
Berlin, ngày 11 tháng 3 năm 2014
Kính thưa Giáo sư Kals,
chúng tôi xin cám ơn ông rất nhiều đã gửi đến chúng tôi bức thư đề ngày
15.02.2014, trong đó ông đã cùng với những nhân sĩ khác lên tiếng cho luật sư
và người tranh đấu bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân, hiện đang bị giam cầm tại
Việt Nam.
Chính phủ Đức theo dõi trường hợp này từ lâu với sự lưu tâm đặc biệt và
lo lắng. Đáng tiếc tòa phúc thẩm tại Hà Nội đã giữ nguyên bản án đối với Luật
sư Lê Quốc Quân vào ngày 18.02.2014. Nhân danh toàn khối liên hiệp Âu Châu phái
đoàn liên hiệp Âu Châu đã phê phán bản án trên và kêu gọi phải tôn trọng nhân
quyền. Bản tuyên cáo của liên hiệp Âu Châu tôi xin gửi kèm theo đây.
Ngoài ra chúng tôi rất lo âu về tình trạng sức khỏe của Luật sư Lê Quốc
Quân, vì ông đã tuyệt thực 16 ngày trước khi ra tòa, và vì thế trông ông kiệt
sức. Qua tòa đại sứ Đức ở Hà Nội chúng tôi có mối liên hệ thường xuyên với
người em trai và vợ của Ls. Lê Quốc Quân.
Cùng với các quốc gia thành viên thuộc Liên Hiệp Âu Châu chúng tôi đã
từng tranh đấu đề nhân quyền ở Việt Nam được tôn trọng nói chung và cho Ls. Lê
Quốc Quân nói riêng.
Chúng tôi xin cam kết với ông rằng chính quyền Đức sẽ tiếp tục lên
tiếng và tranh đấu cho Ls. Lê Quốc Quân.
Trân trọng kính chào
Maria
Böhmer
Prof.
Dr. Maria Böhmer,Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao
Khi văn thư của Prof. Dr. Böhmer được phổ biến
trên mạng thì không những các nhà trí thức mà còn cả những tu sĩ, chính trị gia
và các dân biểu Quốc Hội Tiểu bang và Liên bang Đức cũng cùng ủng hộ. Hiện nay
đã có trên 120 nhân sĩ trí thức và dân biểu quốc hội tiếng tăm như cựu tổng thư
ký đảng CDU Dr. Heiner Geißler, Linh mục Bề Trên Giám Tỉnh dòng Trái tim Đức
Chúa Giêsu (Herz- Jesu-Kloster) Dr. Heine Wilmer, Linh mục Quản Hạt thành phố
Ludwigshafen am Rhein Alban Meißner, Bs trưởng nhà thương Neustadt/Weinstr. Dr.
med. Stefan Grüne, Bs giám đốc nhà thương Ludwigshafen a.Rh. Dr. med. Jörg Breitmaier,
cựu chủ tịch đảng SPD kiêm thủ tướng tiểu bang Rheinland-Pfalz Kurt Beck…
Cựu chủ
tịch đảng SPD, kiêm thủ tướng tiểu bang Rheinland-Pfalz Kurt Beck.
Từ trái sang phải: Linh mục Alban Meißner,
Quản Hạt thành phố Ludwigshafen am Rhein; Dr. Heine Wilmer, Linh mục bề trên
Giám Tỉnh dòng Trái tim Đức Chúa Giêsu (Herz- Jesu-Kloster); Linh mục August
Hülsmann.
Linh
mục Darek Bryk
Đầu tháng 7.2014, Tiến sĩ Philipp Lengsfeld, Dân biểu quốc hội
liên bang Đức, con trai của bà Vera Lengsfeld, Nhà
hoạt động dân quyền tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR), đã nhận
bảo trợ cho Ls. Lê Quốc Quân theo chương trình
"Dân biểu quốc hội hỗ trợ nhau" (Parlamentarier schützen
Parlamentarier), với mục tiêu là Ls. Lê Quốc Quân nhanh chóng được trả tự do.
Tiến sĩ Philipp Lengsfeld
Mặc dù rất bận rộn với việc hoàn thành cuốn
sách chuyên môn của mình nhưng Gs. Kals đã không quên câu khẳng định của mình
là "sẽ vận động tiếp tục cho đến khi Ls. Lê Quốc Quân được tự do".
Ông cùng Nhóm khởi xướng ban đầu đã kiên trì tiếp tục vận động.
Cho đến hôm nay danh sách các nhân sĩ, trí
thức, chính trị gia đồng ý đứng tên trong bức thư đòi tự do cho Ls. Lê Quốc Quân
đã lên tới 150 người, trong đó có những dân biểu liên bang Đức, thuộc hai đảng
lớn đang cầm quyền tại Đức là CDU (Dân
Chủ Thiên Chúa Giáo) và SPD (Xã hội Dân Chủ) như:
CDU: Bà Julia Klöckner (Phó chủ tịch đảng CDU), ông Wolfgang
Bosbach, Trưởng Ban Nội vụ của Quốc hội), Tiến sĩ Philipp Lengsfeld, ông Alois
Karl, ông Frank Heinrich; Dr. Georg Kippels, ông Rufolf Henke, bà Ingrid Fischbach,
Dr. Bernd Fabritius, ông Martin Patzelt, ông Johannes
Steiniger.
Từ trái sang phải: Ông Wolfgang Bosbach, Chủ tịch Tiểu
Ban Nội vụ của Quốc hội), bà Julia Klöckner (Phó chủ tịch đảng CDU), ông Rufolf Henke, Dân biểu liên
bang.
Từ trái sang phải: Các dân biểu
liên bang thuộc đảng CDU Dr. Bernd Fabritius, ông Martin Patzelt, bà
Ingrid Fischbach.
Từ trái sang phải: Các dân biểu
liên bang thuộc đảng CDU ông Alois Karl, ông Johannes Steiniger, ông Frank Heinrich
Từ trái sang phải: Các dân biểu
liên bang thuộc đảng CDU ông Norbert Schindler, Dr. Friederike Föcking, Dr.
Georg Kippels
SPD: Ông Dietmar Nietan, Ông Thomas
Hitschler, Ông Frank Schwabe, Bà Kerstin Griese, Ông Stefan Rebmann, Ông Achim Barchmann,..
Từ trái sang phải: Các dân biểu liên bang thuộc đảng SPD: Ông Frank Schwabe, Bà Kerstin Griese, Ông Dietmar Nietan.
Từ trái sang phải: Các dân biểu liên bang thuộc đảng SPD: Ông Stefan Rebmann, ông Thomas
Hitschler, ông Achim Barchmann.
Ông Alex. Graf Lambsdorff (đảng FDP), Ông
Reinhard Hans Bütikofer (đảng Grün)
Danh sách những người ký tên ủng hộ Ls. Lê
Quốc Quân sẽ còn tiếp tục trong những ngày tới.
DienDanCTM
0 comments:
Đăng nhận xét