Chúng ta
đang nhận được nhiều lời chúc bình an, hạnh phúc vào dịp Lễ Giáng Sinh. Dù
người bên lương hay bên giáo, ai cũng có thể chia sẻ những giờ phút bình an khi
nghe câu hát “Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” đang vang vang chung quanh mình
nhắc nhở sự tích Chúa xuống làm người.
Chúng tôi muốn gửi đến quý vị độc giả những lời chúc lành bằng một câu chuyện, hy vọng sẽ chia sẻ một niềm vui trong mùa của hy vọng. Chuyện này lấy từ tiểu thuyết Ác Mộng của Ngô Ngọc Bội, xuất bản trước đây chừng một phần tư thế kỷ.
Một nhân vật của Ngô Ngọc Bội trong tiểu thuyết Ác Mộng là Lê Đôn. Ông thầy giáo yêu nước đã tham gia kháng chiến chống Pháp, đã lập công, nhưng đến thời “cải cách ruộng đất” thì bị truy là địa chủ. Vợ ông phải đấu tố chồng. Học trò ông đứng ra tố cáo thầy. Hai đứa con 11 tuổi và 16 tuổi bỏ trốn lên miền núi, sống nhờ người Mán.
Nhà thầy giáo Lê Đôn đã bị đám cốt cán chiếm, họ chia nhau các món đồ đạc, hành động được các cố vấn Trung Quốc dạy là “chia quả thực.” Họ gỡ cả cánh cửa, cả bàn thờ đem bán. Có cái “bát nhang” cổ là của gia bảo, được tổ tiên truyền lại từ năm sáu trăm năm, các bần cố nông cũng đem đổi lấy gạo chia nhau. Mấy năm sau, Đảng Cộng Sản “sửa sai,” ông Lê Đôn được “đổi nhãn hiệu;” từ “địa chủ cường hào ác bá” đổi thành “địa chủ kháng chiến.” Khi nhà được trả lại, tất cả đã tan hoang. Con rể ông, từng là một cán bộ cải cách ruộng đất, đi lên miền núi tìm em vợ. Hai cậu con trai không nhận gia đình nữa, bỏ hết cả họ hàng, nhất định không về. “Bố mẹ chết rồi. Anh em ly tán. Máu mủ họ hàng chẳng biết thương nhau... Cái đất nước này chỉ cần ba lần làm, ba lần sửa sai như thế thôi, nó sẽ trở thành một vùng hoang mạc.”
Trong chương cuối cuốn Ác Mộng, gia đình thầy giáo Lê Đôn đã xin được phép cải táng mộ. Hai xương cánh tay của ông bị trói bằng dây dù gỡ mãi không ra. Anh con rể ghé răng cắn, dây không đứt. “Khốn nạn quá, chả nhẽ lại không tháo dây trói cho thầy!” Ngô Ngọc Bội kể, “Đã có nơi người ta lấy đoạn dây thép [trói địa chủ trước khi hạ sát] đem về thờ; [chính quyền] địa phương phải cho người lẩn vào nhà ăn cắp để thủ tiêu... Có anh cán bộ đã nhặt ba cái đầu đạn [bắn chết cha mẹ mình] cất đi. Chi bộ phải dỗ mãi anh mới đem ra trả, rồi mang vứt xuống sông.”
Sau lễ cải táng thầy giáo Lê Đôn, buổi chiều gia đình đang ngồi ăn cơm thì có một ông khách lạ lớn tuổi không biết từ đâu tới thản nhiên bước vào nhà. Ông mở cái túi sách, lấy ra một bát nhang, đặt lên bàn thờ.
“Tôi người xã bên, quen thân với ông Lê Đôn từ nhỏ. Có người bên làng ta đem bán cho tôi cái bát hương này. Chẳng đáng bao nhiêu đâu, chỉ hai đấu gạo thôi. Tôi là người Công Giáo, bên chúng tôi không thờ bát hương. Nhưng biết gia đình ông Lê Đôn, [biết cái bát hương này là] của gia bảo, nên tôi đã trả hai đấu gạo [mua] và giữ lại. Hôm nay gia đình làm việc ‘thay nhà’ cho ông Lê Đôn,” ông nghẹn ngào bật khóc. “Tôi trả lại cho gia đình để thờ phụng tổ tiên, ‘uống nước nhớ nguồn!’ Thứ này nếu tôi tham lam đem bán cũng có thể kiếm cho cháu chiếc xe đạp sang. Nhưng tôi là người ‘có đạo’ không bao giờ làm thế... Ở vùng ta những người như ông Lê Đôn rất hiếm hoi... Tôi xin phép cắm một tuần nhang... tưởng niệm ông...”
Nhưng giữa cơn ác mộng mênh mang, oán mờ trời đất, Ngô Ngọc Bội đã kết thúc với một niềm hy vọng. Chúng ta biết người Việt là một dân tộc “có đạo,” dù theo đạo Phật, đạo Chúa hay đạo Khổng, đạo Lão. Đảng Cộng Sản đã tàn phá, hủy hoại những nền móng đạo lý, nhưng không giết được tính thiện trong con người. Không giết được trí nhớ tập thể của dân tộc, trong đó người ta đều biết ăn ở với nhau có nghĩa, có tình. Nền đạo lý cổ truyền như những đóm lửa vẫn cháy leo lét suốt những đêm dài, chỉ chờ ngày cùng bùng lên soi sáng tương lai. Mọi người sẽ thắp lại bình nhang trên bàn thờ, xin nhận lỗi với tổ tiên, xin hứa chính mình sẽ giữ gìn đạo lý cho con cháu bắt chước, theo nền nếp cha ông. Cái đất nước này sẽ không trở thành một vùng hoang mạc. Ngày hồi sinh sắp tới. Trong mùa Lễ Giáng Sinh năm nay chúng ta hãy cùng thắp lại bình nhang trong lòng mình, chia sẻ với nhau niềm tin tưởng ngày phục sinh sắp tới.
Chúng tôi muốn gửi đến quý vị độc giả những lời chúc lành bằng một câu chuyện, hy vọng sẽ chia sẻ một niềm vui trong mùa của hy vọng. Chuyện này lấy từ tiểu thuyết Ác Mộng của Ngô Ngọc Bội, xuất bản trước đây chừng một phần tư thế kỷ.
Một nhân vật của Ngô Ngọc Bội trong tiểu thuyết Ác Mộng là Lê Đôn. Ông thầy giáo yêu nước đã tham gia kháng chiến chống Pháp, đã lập công, nhưng đến thời “cải cách ruộng đất” thì bị truy là địa chủ. Vợ ông phải đấu tố chồng. Học trò ông đứng ra tố cáo thầy. Hai đứa con 11 tuổi và 16 tuổi bỏ trốn lên miền núi, sống nhờ người Mán.
Nhà thầy giáo Lê Đôn đã bị đám cốt cán chiếm, họ chia nhau các món đồ đạc, hành động được các cố vấn Trung Quốc dạy là “chia quả thực.” Họ gỡ cả cánh cửa, cả bàn thờ đem bán. Có cái “bát nhang” cổ là của gia bảo, được tổ tiên truyền lại từ năm sáu trăm năm, các bần cố nông cũng đem đổi lấy gạo chia nhau. Mấy năm sau, Đảng Cộng Sản “sửa sai,” ông Lê Đôn được “đổi nhãn hiệu;” từ “địa chủ cường hào ác bá” đổi thành “địa chủ kháng chiến.” Khi nhà được trả lại, tất cả đã tan hoang. Con rể ông, từng là một cán bộ cải cách ruộng đất, đi lên miền núi tìm em vợ. Hai cậu con trai không nhận gia đình nữa, bỏ hết cả họ hàng, nhất định không về. “Bố mẹ chết rồi. Anh em ly tán. Máu mủ họ hàng chẳng biết thương nhau... Cái đất nước này chỉ cần ba lần làm, ba lần sửa sai như thế thôi, nó sẽ trở thành một vùng hoang mạc.”
Trong chương cuối cuốn Ác Mộng, gia đình thầy giáo Lê Đôn đã xin được phép cải táng mộ. Hai xương cánh tay của ông bị trói bằng dây dù gỡ mãi không ra. Anh con rể ghé răng cắn, dây không đứt. “Khốn nạn quá, chả nhẽ lại không tháo dây trói cho thầy!” Ngô Ngọc Bội kể, “Đã có nơi người ta lấy đoạn dây thép [trói địa chủ trước khi hạ sát] đem về thờ; [chính quyền] địa phương phải cho người lẩn vào nhà ăn cắp để thủ tiêu... Có anh cán bộ đã nhặt ba cái đầu đạn [bắn chết cha mẹ mình] cất đi. Chi bộ phải dỗ mãi anh mới đem ra trả, rồi mang vứt xuống sông.”
Sau lễ cải táng thầy giáo Lê Đôn, buổi chiều gia đình đang ngồi ăn cơm thì có một ông khách lạ lớn tuổi không biết từ đâu tới thản nhiên bước vào nhà. Ông mở cái túi sách, lấy ra một bát nhang, đặt lên bàn thờ.
“Tôi người xã bên, quen thân với ông Lê Đôn từ nhỏ. Có người bên làng ta đem bán cho tôi cái bát hương này. Chẳng đáng bao nhiêu đâu, chỉ hai đấu gạo thôi. Tôi là người Công Giáo, bên chúng tôi không thờ bát hương. Nhưng biết gia đình ông Lê Đôn, [biết cái bát hương này là] của gia bảo, nên tôi đã trả hai đấu gạo [mua] và giữ lại. Hôm nay gia đình làm việc ‘thay nhà’ cho ông Lê Đôn,” ông nghẹn ngào bật khóc. “Tôi trả lại cho gia đình để thờ phụng tổ tiên, ‘uống nước nhớ nguồn!’ Thứ này nếu tôi tham lam đem bán cũng có thể kiếm cho cháu chiếc xe đạp sang. Nhưng tôi là người ‘có đạo’ không bao giờ làm thế... Ở vùng ta những người như ông Lê Đôn rất hiếm hoi... Tôi xin phép cắm một tuần nhang... tưởng niệm ông...”
Nhưng giữa cơn ác mộng mênh mang, oán mờ trời đất, Ngô Ngọc Bội đã kết thúc với một niềm hy vọng. Chúng ta biết người Việt là một dân tộc “có đạo,” dù theo đạo Phật, đạo Chúa hay đạo Khổng, đạo Lão. Đảng Cộng Sản đã tàn phá, hủy hoại những nền móng đạo lý, nhưng không giết được tính thiện trong con người. Không giết được trí nhớ tập thể của dân tộc, trong đó người ta đều biết ăn ở với nhau có nghĩa, có tình. Nền đạo lý cổ truyền như những đóm lửa vẫn cháy leo lét suốt những đêm dài, chỉ chờ ngày cùng bùng lên soi sáng tương lai. Mọi người sẽ thắp lại bình nhang trên bàn thờ, xin nhận lỗi với tổ tiên, xin hứa chính mình sẽ giữ gìn đạo lý cho con cháu bắt chước, theo nền nếp cha ông. Cái đất nước này sẽ không trở thành một vùng hoang mạc. Ngày hồi sinh sắp tới. Trong mùa Lễ Giáng Sinh năm nay chúng ta hãy cùng thắp lại bình nhang trong lòng mình, chia sẻ với nhau niềm tin tưởng ngày phục sinh sắp tới.
0 comments:
Đăng nhận xét