"Je Suis Charlie"

"Tôi Là Charlie"
DienDanCTM - 9/1/2015 

Cảnh sát Pháp cho biết là Hamyd Mourad, gốc ở thành phố Reims ở vùng Đông Bắc nước Pháp, 18 tuổi, đã ra đầu thú, và 2 nghi phạm khác, là 2 anh em Said và Cherif Kouachi, gốc ở Paris, vẫn đang bị cảnh sát truy lùng.

Ngay sau khi vụ khủng bố thảm sát xẩy ra, cảnh sát đã xác định được danh tính của các nghi phạm vì chúng đã bỏ sót lại danh tính trong chiếc xe dùng để tẩu thoát khỏi hiện trường, và nhờ đó cảnh sát đã truy lùng họ gắt gao trong suốt 1 ngày qua. Nay Hamyd Mourad đã đầu thú, việc bắt 2 nghi phạm còn lại chỉ là vấn đề thời gian.

Sau vụ tấn công khủng bố, nước Pháp đã lập tức nâng báo động khủng bố lên mức cao nhất.

Trong vụ thảm sát, 4 người trong số 10 nhân viên tờ báo Charlie Hebdo đã thiệt mạng là Giám Đốc & Chủ Bút Stéphane Charbonnier, các hoạ sĩ biếm họa nổi danh Georges Wolinski,
Jean Cabut và Bernard Verlhac.
Theo chiều kim đồng hồ: Jean Cabut, Bernard Verlhac, Georges Wolinski và Stéphane Charbonnier
Tổng Thống Pháp Francois Hollande đã kêu gọi một ngày quốc tang vào ngày Thứ Năm 8/1/2015. Quanh thủ đô Paris, cờ rủ được hạ xuống nửa thân cột để tưởng niệm 12 nạn nhân.
Hàng chục ngàn người đã đổ ra đường phố ở các thành phố trên toàn nước Pháp để ủng hộ các nạn nhân.

Ngay sau vụ khủng bố, Tổng Thống Pháp, Thị Trưởng thủ đô Paris, các giới chức và nhân vật truyền thông Pháp cùng các vị lãnh đạo quốc gia Anh, Đức, Mỹ đã đồng loạt lên án vụ bạo động.

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon nói vụ bạo động này nên là động cơ để mọi người đoàn kết lại, và tội ác kinh hoàng, phi lý được thực hiện với máu lạnh chủ ý để chia rẽ, nhưng thế giới không rơi vào cái bẫy này. 

Tổng Thống Barack Obama nói đây là một cuộc tấn công vào tự do báo chí, cho thấy rõ là các phần tử khủng bố ghét các quyền tự do đến mức độ nào.

Thủ tướng Australia Tony Abbott gọi cuộc tấn công là một “tội ác kinh hoàng,” nhưng ông nói hành vi như thế này dự trù có thể còn xảy ra vì nhóm Nhà nước Hồi giáo đã tuyên chiến trên thế giới.

Ông Tareq Oubrou, một lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo ở Bordeaux, một trong những thành phố lớn của Pháp, thúc giục người Hồi giáo xuống đường phản đối vụ tấn công ở Paris, và gọi đó “hầu như là một hành vi gây chiến.”

Vụ tấn công ở Paris hôm 7/1 được xem là 'vụ 11/9 của báo chí thế giới'. Đồng loạt tất cả các tờ báo lớn từ nhiều nước trên thế giới hôm nay đều đăng bài bình luận về vụ việc chấn động làng báo này.

Tờ Figaro cánh hữu kêu gọi công chúng Pháp đừng tưởng rằng cuộc tấn công này chỉ là cuộc tấn công vào nước Pháp mà là 'tấn công vào nền văn minh của chúng ta vốn cho phép phụ nữ bình đẳng với nam giới, quyền tự do tư tưởng là bất khả khoan nhượng và quyền tự do biểu đạt là điều bắt buộc tuyệt đối'.

"Nó 'rút súng'/'vẽ' trước!
Tờ Libération của cánh tả kêu gọi tất cả mọi người dân của nền cộng hòa phải nhận diện 'kẻ thù là chủ nghĩa khủng bố chứ không phải Hồi giáo' và phải xem 'những người đồng bào theo đạo Hồi của chúng ta là những nạn nhân đầu tiên của sự cực đoan này'.


Các báo của thế giới Ả Rập và Hồi giáo đều lên án cuộc tấn công. Tờ nhật báo Al-Sharq al-Awsat do Ả Rập Saudi sở hữu lên án 'những kẻ cực đoan từ trong lòng Hồi giáo chúng ta'.

Luật sư của Charlie Hebdo, Richard Malka xác nhận rằng số lượng phát hành tuần tới của tờ báo sẽ được tung ra vào Thứ Tư với số lượng một triệu bản, thay vì 60 ngàn bản như thường lệ.

Vụ khủng bố thảm sát đã dấy lên một phong trào có tên là "Je Suis Charlie" (Tôi Là Charlie). Rất nhiều nghệ sĩ hoạt họa trên thế giới cũng đưa câu nói này vào những bức tranh ý nghĩa tặng Charlie Hebdo để tưởng nhớ và thể hiện lòng đoàn kết.






0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More