HÍ QUẸ: Cảnh giác DĐXHDS

Hí Quẹ - DienDanCTM

Đinh Nguyên Kha: "Tôi không phải khủng bố, sự thật đã chứng minh tôi vô tội"

Đinh Nhật Uy 

Ấp 3, Xã Mỹ Phú – Thủ Thừa – Tp. Tân An – Long An. 29 /11/ 2013

Chiều hôm trước, mẹ Liên lại phải làm công việc quen thuộc là xin giấy thăm nuôi tại CA Tỉnh Long An. Nhưng lần này, phía An Ninh nói rằng không cần phải xin giấy tờ gì nữa. Gia đình cứ đến trại giam và làm thủ tục gặp mặt, gửi quà. Mẹ thắc mắc thì được giải thích rằng: “Án khủng bố của Kha đã đình chỉ điều tra. Bây giờ Kha chỉ thụ án theo điều 88 BLHS. Khi thăm nuôi, không cần phải xin giấy ở đây nữa”. Mẹ mừng thầm.

10h, Chúng tôi có mặt tại trại giam công an Thỉnh Long An. Trời nắng nhẹ, người đi thăm nuôi cũng không quá đông.

Xin đừng ''chỉ đạo làm rõ'' nữa.

Người Buôn Gió

Tướng Nhanh cũng thường hay "chỉ đạo làm rõ..."
Mỗi khi trong xã hội xảy ra một vụ việc gì gây bức xúc trong dư luận, khi dư luận lên gần đỉnh điểm của sự phẫn nộ. Thế nào cũng có một quan chức cấp cao, thậm chí là rất cao đứng ra phán - cần phải làm rõ, quyết liệt làm rõ, phải xem xét trách nhiệm, không bao che.....

Những vụ xa xôi như vụ sập cầu Cần Thơ, chìm tàu, đắm đò.....xa xôi chả nói làm gì. Dù người chết mộ còn chưa xanh cỏ mà nói '' xa xôi '' cũng bởi nhiều vụ liên tiếp xảy ra quá. Nên chỉ nói vụ gần.

Vụ nổ kho pháo trên Phú Thọ, dư luận ầm ĩ. Bí thư tỉnh ủy vào cuộc, rồi bộ trưởng quốc phòng vào cuộc chỉ đạo làm rõ. Kết cục là gì, là chìm xuồng. Nguyên nhân được làm rõ là ''có thể là ''

- pháo hoa tự gây nổ.

Vụ trẻ em tiêm vắc xin chết , bộ y tế vào cuộc chỉ đạo làm rõ. Nguyên nhân '' không loại trừ khả năng''

- Sốc phản vệ.

Nguyễn Thanh Giang: Đây là tư cách uỷ viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ?

Nguyễn Thanh Giang
Tác giả Nguyễn Thanh Giang
Nhà báo, nhà văn, tiến sỹ Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn ra Hà Nội thăm thú bạn bè, họ hàng và lấy tư liệu bổ sung cho bản thảo cuốn sách viết về xã hội dân sự. Sau khi đã đến thăm Phạm Hồng Sơn, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trọng Vĩnh …anh gọi điện hẹn 9h sáng nay (29 /11/2013) đến thăm tôi. Lý do gặp gỡ không có gì hệ trọng cả. Có lẽ chỉ vì lâu nay mới “văn kỳ thanh”, nay nhà văn muốn “kiến kỳ hình”để vấn an và chia sẻ bớt nỗi tủi phận của một ông già đã gần tám mươi. Hẳn là Phạm Chí Dũng, cũng như mọi người bình thường, không ai nghĩ rằng còn có thể đến để bàn bạc mưu sự gì lớn lao đối với một người như tôi lúc này.

Tôi mừng vì thấy có người từ xa còn đoái hoài đến mình. Tuy chưa gặp mặt bao giờ nhưng từng đọc, từng nghe nên tôi đánh giá cao tầm nhận thức của Phạm Chí Dũng nên nhắn tin rủ một số bạn bè đến cùng nghe chuyện của anh.

Không ngờ quan chức Đảng đối xử với chúng tôi tệ hại quá. Họ cử mấy chục công an vây ráp nhà tôi. Họ chặn từ đầu ngõ xa. Ai đến đều bị xua về.

Quốc hội khóa 13 phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.

Nguyễn Tường Thụy
Dù biết Hiến pháp sửa đổi (HPSĐ) sẽ được thông qua nhưng người ta vẫn sốc. Tâm lý chung của con người là trong tăm tối, nguy nan, thậm chí khi nắm chắc cái chết, người ta vẫn trông chờ vào một phép màu nào đó. Vì vậy, trước khi thông qua, người ta vẫn hy vọng - dù là mong manh, điều kỳ diệu sẽ xảy ra.

Kết quả bỏ phiếu thông qua HPSĐ ngày 29/11/2013 đã tan biến niềm hy vọng thảm thương đó. Thế là hết. Đất nước tiếp tục đi trên con đường vô định, không biết đích đến là đâu.

Khi Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp kêu gọi toàn dân góp ý cho Dự thảo HPSĐ mà "không có vùng cấm nào", đối tượng góp ý được mở rộng ra cả đồng bào Việt ở Hải ngoại thì biết bao nhiêu người phấn khởi, hy vọng. Những người nặng lòng với đất nước đã bỏ ra nhiều công sức đưa ra các ý kiến đóng góp với thái độ chân thành, tinh thần xây dựng, những mong đóng góp được một điều gì đó cho công cuộc chấn hưng đất nước. Nhóm 72 đã có nhiều ý kiến, kiến nghị, thậm chí đưa ra hẳn một bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi để tham khảo.

Khi biết QH quyết định thông qua HPSĐ vào ngày 28/11/2013, những người khởi xướng và hưởng ứng Kiến nghị 72 trên tinh thần "còn nước còn tát" đã ra LỜI KÊU GỌI DỪNG VIỆC THÔNG QUA DỰ THẢO HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992 (SỬA ĐỔI 2013)

Vào HĐNQ-LHQ, Hà Nội vẫn chưa có thay đổi đối với các nhà bất đồng chính kiến

Thụy My - RFI
LS Nguyễn Văn Đài bị cản trở gặp đại diện ngoại giao Pháp, nhà báo Phạm Chí Dũng bị câu lưu
Luật sư Nguyễn Văn Đài (T) và
nhà báo Phạm Chí Dũng - 
(DR)
Ngay sau khi Việt Nam mi được bu vào Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc, đã liên tiếp xy ra mt s s kin cho thy có v như vn chưa có gì thay đi đi vi các nhà bt đng chính kiến và các cây bút bình lun đc lp.

Hôm qua luật sư Nguyễn Văn Đài bị ngăn trở tiếp xúc với ông Jean-Philippe Gavois, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, và hôm nay 29/11/2013 đến lượt nhà báo tự do Phạm Chí Dũng bị câu lưu nhiều tiếng đồng hồ.

Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội kể lại chi tiết sự việc : 

LS Nguyễn Văn Đài
(03:45)
LS Nguyễn Văn Đài : Tôi có hẹn trước vi ông Bí thư th nht ca đi s quán Pháp ti Hà Ni là Jean-Philippe. Theo lch hn thì khong 10 gi sáng ngày 28/11 chúng tôi s gp nhau ti quán cà phê Gecko trên đa bàn Bách Khoa. Bi vì t khi tôi ra tù ngày 06/03/2011 thì hiện nay tôi vẫn đang b qun chế, nên không th ra khi khu vc ca mình, và hu hết các cuc gp gia tôi vi các cơ quan đi din ngoi giao nước ngoài đu trong phm vi phường Bách Khoa.

Từ sáng sm tôi đã biết tin là cơ quan an ninh theo dõi cht ch các bui gp này.

Cuộc gặp với ông Jean Philippe Gavois - Đại Sứ Quán Pháp

Ls. Nguyễn Văn Đài
10 giờ sáng nay, 28 tháng 11 năm 2013, tôi có hẹn với ông Jean Philippe Gavois, Bí thư thứ nhất về chính trị của Đại sứ quán Pháp tại quán café Gecko ở Bách khoa. Trên đường từ nhà tới quán café, tôi đã thấy 1 lực an ninh đông đảo từ quận, thành phố, bộ và công an phường, ước chừng trên dưới 20 chiến sĩ. Họ được dải suốt từ nhà tôi tới quán Gecko, họ dụng điện thoại, camera, máy nghe từ xa để theo dõi. Đúng 10 giờ, xe của ông Gavois tới nơi hẹn, tôi tới và nói với ông ấy là nhân viên an ninh đang bao vây xung quanh chúng ta, ông có thấy bất tiện không? Ông ấy nói là ông ấy muốn xem an ninh sẽ hành xử thế nào, bởi cuộc gặp của chúng ta là hợp pháp. An ninh đứng xung quanh dùng điện thoại để chụp ảnh chúng tôi, ông Gavois cũng lấy điện thoại ra để chụp lại họ (Tôi sẽ xin ông ấy bức ảnh và gửi tới các bạn). Chúng tôi quyết định lên quán café ngồi, đồng thời chờ anh Phạm Chí Dũng tới.

Chúng tôi ngồi trò chuyện chưa được 10 phút thì người chủ quán tới thông báo là trưởng công an phường gọi điện yêu cầu đuổi khách đi, nếu không quán sẽ gặp rắc rối.

Ban Tuyên Giáo Trung Ương báo động về Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Theo tin tổng hợp từ nhiều nguồn, Ban Tuyên giáo Trung ương đảng CSVN đang chỉ thị cho các cấp ủy gấp rút tổ chức học tập nội bộ về sự ra đời của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự (http://diendanxahoidansu.wordpress.com)

Một dẫn chứng về sự báo động này là phần trích từ tài liệu sinh hoạt chi bộ cho tháng 11/2013 sau đây.

CẢNH GIÁC, ĐẤU TRANH, KHÔNG THAM GIA DIỄN ĐÀN CÓ QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch và các đối tượng cơ hội chính trị đã khởi xướng cái gọi là "Diễn đàn xã hội dân sự", với việc cho công bố trên Internet "Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị", qua đó kêu gọi mọi người hưởng ứng, ký tên ủng hộ "Tuyên bố" để gửi lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước đòi "chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta". Đây là một phần nằm trong âm mưu lâu dài của thế lực thù địch, nhằm thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ ta, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt nam.

Công an VN 'tạm giữ ông Phạm Chí Dũng'

BBC
Ông Phạm Chí Dũng 'bị câu lưu' nhiều
tiếng đồng hồ ở đồn Công an Trung Mỗ
Một blogger tại Sài Gòn vừa bị chính quyền bắt câu lưu sau khi có các cuộc gặp gỡ với giới bất đồng chính kiến ở Hà Nội, theo một số nguồn xác nhận với BBC.

Hôm 29/11/2013, trong lúc tới thăm nhà của Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến, ông Phạm Chí Dũng, một blogger đã đang cộng tác với nhiều đài báo ở trong nước và nước ngoài đã bị an ninh đưa về một đồn công an, câu lưu nhiều giờ.

Hôm thứ Sáu, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nói với BBC từ Hà Nội, lúc khoảng 9 giờ sáng, ông Phạm Chí Dũng đang tới thăm nhà ông, đi cùng có người em trai của ông Lê Quốc Quân là ông Lê Quốc Quyết, thì bị lực lượng an ninh bao vây dày đặc khu vực nhà ông Giang, đưa về đồn công an khu vực.

ĐB Dương Trung Quốc: “Tôi là một trong 2 người không bấm nút“

Tuấn Ngọc - Một thế giới
Ông Dương Trung Quốc là một trong hai người
không bấm nút thông qua Hiến pháp sửa đổi.
Trong số 488 đại biểu có mặt ở hội trường trong thời khắc được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng coi là “lịch sử”, có 2 đại biểu đã không bấm nút thông qua Hiến pháp sửa đổi. Ông Dương Trung Quốc là một trong hai người đó.

Liên lạc với đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, ông Quốc xác nhận ông là một trong hai đại biểu đã không bấm nút thông qua Hiến pháp, đồng thời hứa sẽ trả lời cụ thể hơn các câu hỏi của Một Thế Giới về lý do không bấm nút của mình.

Trong lần thảo luận cuối trước khi Hiến pháp được thông qua, vẫn có rất nhiều ý kiến khác nhau về bản dự thảo này, đặc biệt có nhiều ý kiến xoay quanh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và Luật đất đai.

Bà Dương Thị Tân : Blogger Điếu Cày luôn vững niềm tin


RadioCTM

Bà Dương Thị Tân
 
Hoàng Long thực hiện

Vào ngày 23/11 vừa qua bà Dương Thị Tân và anh Nguyễn Trí Dũng đã đến trại giam số 6 – Nghệ An thăm ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày. Cuộc nói chuyện giữa ông Hải và anh Dũng bị giám sát chặt chẽ hơn so với những lần trước.

Theo lời bà Tân thì “Cho đến tận bây giờ, họ vẫn chưa tống đạt bất kỳ quyết định thi hành án và bản án phúc thẩm cho ông Hải. Đây là điều vi phạm cơ bản nhất của pháp luật vì khi tống giam một người thì theo quy định của pháp luật trong vòng 3 ngày sau khi phiên tòa phúc thẩm phải tống đạt quyết định thi hành án và bản án cho người tù.”
Mời Quý Bạn bấm vào đường dẫn dưới đây để nghe âm thanh phỏng vấn:

TS Nguyễn Quang A và việc Quốc Hội Việt Nam thông qua Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2013



RadioCTM - Vân Quang thực hiện
TS Nguyễn Quang A


Sáng nay 28/11/2013, trong phiên họp khoáng đại tại hội trường,  Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ sáu đã bỏ phiếu thông qua Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2013.

Hiến pháp mới bao gồm 11 chương với 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992.

Từ Hà Nội Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã có cuộc trao đổi với phóng viên Vân Quang.
Mời Quý Bạn bấm vào đường dẫn sau để nghe âm thanh phỏng vấn.
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2013/11/20131128-ctm-danguyen.mp3
DienDanCTM


'Quốc hội có tội với tổ quốc và nhân dân'

BBC



Các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp sửa đổi vào sáng ngày 28/11 với tỷ lệ phiếu tán thành gần như tuyệt đối, 97%, theo truyền thông trong nước.
BBC đã phỏng vấn với Giáo sư Tương Lai, nhà nghiên cứu xã hội, cựu thành viên nhóm tư vấn Thủ Tướng và cũng là một trong 72 nhân sỹ trí thức đã tham gia ký tên vào bản kiến nghị sửa đối hiến pháp,được biết đến với tên gọi Kiến nghị 72, về sự kiện này.

BBC: Ông nghĩ gì về việc đến 97% đại biểu Quốc hội tán thành hiến pháp sửa đổi sáng nay, 28/11?

GS Tương Lai: Tôi cũng đã nghĩ rằng tình hình sẽ diễn ra như vậy thôi.
Một số anh em ngồi với nhau sáng nay vẫn hồi hộp hy vọng rằng chắc sẽ có một số phiếu phủ quyết của những người đại biểu có suy nghĩ, có lương tri và lương tâm, những người cũng thấy

Bà Yingluck vẫn trụ vững



DienDanCTM – 28/11/2013
Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra

Ngày hôm nay, bà YingluckShinawatra, Thủ Tướng Thái Lan đã vượt qua dễ dàng cuộc biểu quyết bất tín nhiệm Bà tại Quốc Hội với tỉ lệ phiếu áp đảo là 297 phiếu ủng hộ Bà và 134 phiếu bất tín nhiệm. Kết quả bỏ phiếu không là điều ngạc nhiên vì đảng Pheu Thai của bà Yingluck hiện đang giữ đa số trong Quốc Hội.
Cuộc biểu tình chống bà Yingluck đồng thời đòi hỏi Bà từ chức phát xuất từ một dự luật ân xá mà nếu được thông qua sẽ cho phép ông Thaksin Shinawatra về nước và tránh được án tù 2 năm về tội danh tham nhũng. Dự luật này đã bị Thượng Viện bác bỏ nhưng cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn.
Bà Yingluck đã hứa là không dùng bạo lực để chấm dứt biểu tình. Cùng lúc Bà kêu gọi đối thoại để giải quyết tình hình. Bà Yingluck nói: "Như tôi đã nói, bất kể là chúng tôi làm gì, chúng tôi vẫn không biết được giải pháp đối với những gì mà những người biểu tình mong muốn và không biết có những cách thức tiếp cận như thế nào. Để cho chúng ta có được một cơ hội để nói chuyện, để thảo luận với nhau, xin quí vị hãy chấm dứt các cuộc biểu tình vì nền hòa bình của đất nước và hạnh phúc của người dân Thái Lan. Tôi cầu xin quí vị, những người biểu tình, vì việc này không làm cho tình hình tốt đẹp hơn chút nào cả."./.

Thức = Đột phá + Mạo hiểm


Lê Thăng Long

Trần Huỳnh Duy Thức


Nhắc đến Trần Huỳnh Duy  Thức bạn sẽ nghĩ gì về Con Người này? Yêu hay ghét, ngưỡng mộ hay coi thường?! Phải chăng lúc này có người sẽ nói anh là “nhà yêu nước”, là “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền” xuất chúng, có người đã từng coi anh là “kẻ thù không đội trời chung”, tên “phản động cực kỳ nguy hiểm” …! Mọi người đang nghĩ về anh nhiều chiều khác nhau, kể cả rất trái ngược nhau. Hết sức cảm xúc! Suy nghĩ về anh đang không đồng nhất. Người yêu tối đa, kẻ đã từng ghét hết mực, người khác thì vẫn còn nghi ngờ … thật muôn màu muôn vẻ. Và có lẽ theo tôi họ đều có lý theo góc nhìn của mỗi người!
Vậy anh là ai hả Thức?!
Bạch hóa về Thức, theo chủ quan của tôi, chúng ta có thể tham khảo một phần quan trọng trong cuốn sách e-book: Trần Huỳnh Duy Thức và Con đường nào cho Việt Nam?
Còn đối với tôi: Thức = Đột phá + Mạo hiểm ?!
Trở lại năm 1997, với sự dẫn dắt của Thức, công ty TNHH tin học Duy Việt (EIS) đã đột phá vào lĩnh vực tích hợp hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam. Vào thời điểm đó, anh đã

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: "Chúng tôi không được im lặng vì chúng tôi có trách nhiệm và vai trò về sự sống còn của đất nước"


Báo La Croix ngày 18.11.2913 phỏng vấn Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ Tịch Úy
GM Nguyễn Thái Hợp
Ban Công Lý và Hòa Bình

Hỏi: Tình hình người Công giáo trong đất nước ngài hiện nay như thế nào?

Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Người công giáo là thành phàn thiểu số ở Việt Nam, chiếm khoảng 7,5% dân số 90 triệu người, tức khoảng 7 triệu người. Con số này rất khiêm tốn, nhưng đó là một cộng đồng được huấn luyện và được tổ chức tốt và rất đoàn kết. Có những người Công giáo bị bỏ tù và chúng tôi là đối tượng của những cuộc đàn áp liên tục, như tại Mỹ Yên, đầu tháng 9 vừa qua. Đả xẩy ra một cuộc đụng độ khốc liệt và có 30 người Công giáo đã bị thương nặng. Ngoài ra có 2 người bị bắt và bị kết án từ 6 đến 9 tháng tù. Chúng tôi không biết chính xác ai đứng đằng sau sự cố này, nhưng chúng tôi tiếp tục phản đối những bản án bất công này. Tất cả có khoảg 20 người Công giáo đang bị giam tù vì nguyên nhân đức tin hoặc vì họ đấu tranh chính trị một cách hòa bình. Dù vậy, chúng tôi phải cố gắng sống

Lời kêu cứu của chị Lương Thị Phượng, từ xã Lêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Vân Quang -

Nơi trú ngụ của gia đình chị Lương Thị Phượng


Diễn đàn Chân Trời Mới vừa nhận được lời kêu cứu của chị : Lương Thị Phượng vợ anh Trần Tố Thượng sinh trú quán ở thôn Ngũ , xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam,.

Chị Phượng cho biết bố chồng chị là ông Trần Tố Lượng bị tàn tật bẩm sinh không làm được việc nặng,  hành nghề cắt tóc, rau cháo sinh sống cùng vợ con. Năm 1980 ông  được  chính quyền xã giao cho 7 miếng đất bỏ hoang tại đầu làng  mặt đường 484 để làm nhà ở cắt tóc đến năm 1995 chính quyền làm lại đường nắn thẳng đi vào hết diện tích 7 miếng đất ở của gia đình chị và gia đình đã được chính quyền địa phương  chuyển đổi có chữ ký và con dấu của ông chủ tịch xã cấp 7m bám mặt đường 484 diện tích là 7m chạy sâu 36m tại  ao cá Bác Hồ cạnh ủy ban xã,

Từ thiện nhỏ - Từ Thiện lớn



Nguyễn Văn Thạnh

Một anh bạn trong đội bóng NoU Hà Nội chia sẻ với tôi trong tâm trạng buồn “nó cứ xả lũ vậy, mình cho vài gói mì tôm thì ăn thua gì”. 
Chuyện là một tháng trước, khi cơn lũ kinh hoàng xảy ra ở Quảng Bình, Quảng Trị, anh đã cùng những thành viên của đội bóng quyên góp và đi trực tiếp vào vùng lũ để trao tận tay cho bà con những gói hàng cứu trợ, dù nhỏ nhoi. Các anh sợ rằng, nếu gửi hàng đi, thông qua các cấp chính quyền để đưa hàng cứu trợ đến bà con thì e rằng hàng tháng sau bà con mới nhận được và cũng không còn bao nhiêu.
Là một fan của đội bóng, nên tôi theo dõi chuyến cứu trợ này trong sự vui mừng, cảm kích. Cũng hay thường liên lạc thăm hỏi, trao đổi với anh để hình dung ra phần nào sự thiệt hại của bà con. Anh bảo, hậu quả lũ thật kinh hoàng, nhà cửa, đồ đạc ngập nước gần như hư hại hết, gia súc, gia cầm, hoa màu thiệt hại hoàn toàn. Nhiều nhà trắng tay, màn trời chiếu đất, mình chỉ giúp họ đỡ đói vài hôm thôi. Hy vọng là tấm lòng của nhóm từ thiện vượt gần nghìn km, làm bà con ấm áp trong cơn hoạn nạn.

Phải đâu cứ muốn là được?



Nguyễn Đình Ấm




Thời gian qua, thảo luận sửa đổi Hiến pháp cũng như phát biểu, trả lời phỏng vấn của “vô thiên lủng” (mượn lời nhà văn Nguyễn Quang Lập) các giáo sư, tiến sĩ, tướng, tá, đặc biệt tại kỳ họp thứ 6 QH 13, nhiều đại biểu khẳng định phải giữ điều 4, lại còn phải thêm “đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất” cho mạch lạc…



10 giờ ngày 28/11/2013 ý chí ấy đã được QH (gồm hơn 90 % là đảng viên) thông qua với 97,59% số phiếu, với lý do muôn thuở: Đảng có công lao giải phóng dân tộc, đưa nước ta lên CNXH, “tổ chức mọi thắng lợi”…



Mọi lãnh đạo, nhà cầm quyền đều muốn mình mãi mãi nắm vận mệnh một dân tộc thậm chí cả thế giới. Với đảng CSVN cũng không phải ngoại lệ: Năm 1992 khi khối XHCN đông Âu sụp đổ mất chỗ dựa mọi mặt lãnh đạo đảng CSVN phải vội ghi vào hiến pháp điều 4 để mình nghiễm nhiên cầm quyền mãi mãi đất nước này.

Trí thức Sài Gòn kiến nghị tổ chức Hội Đồng thúc đẩy Nhân Quyền

Huỳnh Ngọc Chênh

Thành phố HCM, ngày 26 tháng 11 năm 2013
Kính gửi:
CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Đồng kính gửi :
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


V/v Tổ chức Hội đồng Thúc đẩy nhân quyền
Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Trước đó 5 ngày (ngày 7/11) Việt Nam ký kết tham gia Công ước chống tra tấn của Liên hiệp quốc, đồng thời Cam kết 14 điều khi nộp đơn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Trước sự kiện này, một số cơ quan Đảng – Nhà nước, hệ thống báo chí, truyền thông chính thức loan tải thông tin bình luận đó là một thành tựu to lớn của nhân quyền Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý‎ của Nhà nước các cấp niềm hãnh diện của Đất nước, của Nhân dân ta.
Nhiều tác giả, từ những góc nhìn, tầm nhìn khác nhau đã đưa ra những thẩm định đa dạng, nhiều chiều.

Thầy Phú sai rồi

Phạm Hồng Sơn
Dù chưa một lần gặp mặt, cũng chưa bao giờ được tiếp xúc, nhưng từ lâu tôi đã âm thầm coi nhà báo Nguyễn Vạn Phú – hiện đang giữ một vị trí quan trọng tại một trong vài tờ báo của chính quyền còn đáng đọc, đáng trọng – là thầy tôi. 

Trước tiên là thầy về Anh ngữ. Tôi vẫn giữ nguyên một tập những trang photo đã ngả vàng các bài trong chuyên mục “Câu lạc bộ tiếng Anh” hay “Tiếng Anh trong kinh doanh” của nhiều số Đầu tư cách đây trên 15 năm, do thầy Phú đảm trách. Tôi vẫn thường theo rõi để học nhiều kiến thức bổ ích, tăng cường thêm lối tư duy logic, khách quan và công bằng từ thầy Phú, trên blog của thầy hay bất kỳ đâu tôi gặp.

Nhưng hôm nay tôi không đồng ý với ý kiến phản ứng cực nhanh (1) của thầy Phú trước sự kiện có 99,59% số đại biểu có mặt, tức 97,59% tổng số các đại biểu “quốc hội”, bấm nút tán thành dự thảo sửa đổi hiến pháp.

Ông ‘Hoàng An Ninh’ lâm nạn



Bùi Tín/ VOA

Ô Chu Vĩnh Khang
Đây là chuyện bên Tàu. Trong 2 số ra tháng 8 và tháng 10 vừa qua, báo South China Morning Post đưa tin ông Chu Vĩnh Khang, một nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, đang lâm nạn. Có tin ông hiện bị giam lỏng để điều tra, có thể là để chờ ngày bị bắt giữ và xét xử.

Mới đầu dư luận ở Bắc Kinh cho rằng ông Chu Vĩnh Khang bị sờ gáy vì ông là người che chở cho ông Bạc Hy Lai, bí thư thành ủy đảng CS Trùng Khánh, và từng tỏ ý muốn đưa ông Bạc Hy Lai vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có 9 người (hiện còn 7 người) để vận động đưa lên cao nữa. Chính vợ chồng Bạc Hy Lai khai ra nhiều chuyện bê bối về ông. Thế rồi có tin thật ra tội của ông Chu còn lớn hơn thế nhiều.

Chu Vĩnh Khang là ai? Ông người gốc tỉnh Giang Tô, gần Thượng Hải, năm nay 71 tuổi, vào

Chuyện Quốc hội thông qua Hiến pháp

Osin Huy Đức
Đây là ý kiến (STT) của nhà báo Nguyễn Vạn Phú, nhà báo Đoan TrangBlogger Sao Hồng, Osin Huy Đức đăng trên Facebook của mình sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp.

*

Nhà báo Nguyễn Vạn Phú: 
Ủa, sao lạ vậy. Theo báo cáo của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới đây (ghi ngày 17-10-2013) tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội thì:

Chỉ có hai người

Phạm Đình Trọng

Cả đám chỉ có 2 người...
Còn lại chỉ là công cụ bấm nút...
Đang chạy xe máy trên đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, tôi nhận được cuộc gọi của anh Lê Phú Khải: Chúng nó nhấn nút thông qua Hiến pháp rồi. Về nhà bật máy tính, vào mạng VNXPRESS: “Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi. 10 h sáng nay, với 97% đại biểu tán thành, toàn văn dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã được thông qua. . .” Mặc dù đã biết trước kết quả này nhưng tôi vẫn buồn rũ. Buồn như có người thân bị bệnh hiểm nghèo biết rằng không thể cứu chữa nhưng khi điều xấu nhất đến vẫn bàng hoàng, buồn rũ! Bữa trưa ăn muộn không muốn ăn. 

“Với 486 đại biểu tán thành trong tồng số 488 đại biểu có mặt (chiếm 97%), hai đại biểu không biểu quyết”. Trong đám người được gọi là “đại biểu Quốc hội” chỉ có hai người là người Việt Nam chân chính. Chỉ có hai người còn biết đến Nhân Dân đau khổ bị mất đất, mất tự do, mất quyền làm người, mất quyền công dân vì bản Hiến pháp này. Chỉ có hai người còn biết đến đất nước càng tan hoang, càng bị các nhóm lợi ích bất lương chia nhau tàn phá, xâu xé, bòn rút, vơ vét mà không có một chút trách nhiệm với mảnh đất thấm đẫm máu, mồ hôi, nước mắt của cha ông, không có một chút trách nhiệm với các thế hệ mai sau vì bản Hiến pháp này.

Hà Nội: Hàng ngàn dân oan biểu tình!

Blog Xuân Việt Nam 

Hàng ngàn dân khiếu kiện và biểu tình !
Sáng nay, tại trụ sở tiếp dân nhà nước ở Ngô Thì Nhậm Hà Đông có hàng ngàn dân tới đây từ các khắp nơi khiếu kiện, chủ yếu về đất đai.

Biểu quyết Hiếp pháp theo kiểu XHCN: phải chăng có sự tác động của … máy móc?

Theo Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự
Bổ sung (11h, ngày 28/11/2013): Vào hồi 9h53′, ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, với 486 phiếu tán thành, 2 ”không biểu quyết”, 0 có ý kiến “không tán thành”. 
Tuy nhiên, trong thời gian chưa đến 60 giây trong quá trình bỏ phiếu, trên bản điện tử hiển thị có những diễn biến khó hiểu, đã có lúc ghi nhận có 3 ý kiến “không tán thành”, 21 “không biểu quyết” … Phải chăng đã có đại biểu nhanh chóng thay đổi quyết định trong thời gian bỏ phiếu ngắn ngủi, hay đã có sự tác động của … máy móc? 
Xin được ghi lại qua hình ảnh:

1

Tại sao cộng sản không thể tự thay đổi

Ngô Nhân Dụng
Người Việt

Bài trước trong mục này đã trích dẫn nhiều câu của ông Bùi Quang Vinh, nói với các đại biểu Quốc hội. Ông bộ trưởng bộ Kế hoạch và Ðầu tư nói thẳng rằng số đầu tư đang xuống thê thảm. Ông Bùi Quang Vinh công nhận: Phải thay đổi thể chế tất cả nền kinh tế, thay đổi triệt để.

Ông Bùi Quang Vinh nói, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “Nhưng bây giờ rạch ròi ra, thị trường là thế nào và định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào?” Ông nêu ra thí dụ cụ thể trong ngành sản xuất điện; nó không theo thị trường, mà cũng không theo định hướng xã hội chủ nghĩa! Ông báo cáo rằng ở các nước tiên tiến tư nhân đóng vai chính trong việc đầu tư vào ngành sản xuất điện, một thứ mà người dân nào cũng tiêu thụ. Ở Việt Nam, nhà nước nắm vai trò quyết định, để “sản xuất ra một sản phẩm bán dưới giá thành.” Tức là hoàn toàn phản lại quy tắc kinh tế thị trường.

Vậy chính sách đó có theo chiều hướng xã hội chủ nghĩa hay không? Ông Vinh lại vạch ra: Nó chỉ giúp cho các nhà tư bản bỏ tiền làm các nhà máy xi măng và thép. Họ chỉ cần hưởng giá điện rẻ cũng đủ kiếm lời rồi. Tức là các nhà tư bản được công quỹ trợ cấp dưới hình thức giá điện rẻ, mà công quỹ là tiền của toàn dân chứ không phải của riêng ông nhà nước. Ông nhà nước lấy tiền của dân nghèo trợ cấp cho giới tư bản. Ông

Phó Tổng Thống Hoa Kỳ đi Trung Quốc

DienDanCTM – 28/11/2013

Phó TT Hoa Kỳ Joe Biden
Tiếp theo thông tin ngày hôm qua về hành động được coi như một thách thức của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc khi cho 2 chiếc máy bay ném bom khổng lồ B-52 bay trên không phận của quần đảo của Biển Hoa Đông nơi có tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc, thông tin ngày hôm nay cho biết là Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ thăm Trung Quốc vào tuần tới để truyền đạt đến Trung Quốc quan ngại của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không bao trùm các quần đảo có tranh chấp.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel tái khẳng định là Hiệp Ước An Ninh Mỹ-Nhật cũng sẽ được áp dụng với quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), có nghiã là Hoa Kỳ sẽ giúp đỡ Nhật Bản tự vệ nếu bị tấn công bằng quân sự. Ông Chuck Hagel cũng bảo đảm với Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera là thái độ của Trung Quốc sẽ không thể nào thay đổi các hoạt động

Phụ nữ nhân quyền Việt Nam: liên kết và thay đổi

VRNs (28.11.2013) – Sài Gòn 

Tổ chức sinh hoạt dân sự có tên gọi Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam ra đời với Tuyên Cáo Thành Lập “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam”, vào ngày 26.11.2013. 

 

Cô Yến Trang, một trong những thành viên của tổ chức xã hội dân sự Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam cho biết mục đích: “Thứ nhất, gắn kết các cá nhân phụ nữ chịu thiệt thòi và dễ bị tổn thương từ các vụ việc vi phạm Nhân quyền. Thứ hai, lên tiếng và có những hành động bảo vệ thiết thực đối với những người phụ nữ đã và đang bị xâm phạm phẩm giá và các quyền con người cơ bản. Thứ ba, chia sẻ và tuyên truyền những kiến thức nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của phụ nữ Việt Nam về quyền con người và về vai trò của phụ nữ trong một xã hội tôn trọng nhân quyền.”

Có ai ngạc nhiên không?

Kết Quả Bỏ Phiếu thông qua Hiến Pháp 28/11/201:



Lúc đầu mình tưởng có hai người phản đối ( không tán thành), sau mới biết hai người này không biểu quyết. Thế là QH ta đoạt đồng thuận 100%. Hoành tráng chưa?

Sướng nhé! Ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy Ban đối ngoại của Quốc hội lại có dịp khẳng định : “Đây là đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta”

Ngày mai Quốc hội tự thú trước nhân dân

PHẠM ĐÌNH TRỌNG

Từ lâu người dân Việt Nam đã thừa biết Quốc hội này là của ai. Nhưng hàng ngày cả hệ thống truyền thông đông đảo với công suất cực lớn của Nhà nước Cộng sản Việt Nam, những quan chức của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam, những ông bà nghị sĩ của Quốc hội Việt Nam vẫn rổn rảng, vẫn véo von, vẫn ào ạt, cấp tập, xối xả rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhân Dân, Quốc hội thể hiện ý chí và nguyện vọng của Nhân Dân. Thực chất có đúng như vậy không, ngày mai, thứ năm, 28.11.2013, Quốc hội sẽ phải tự thú trước Nhân Dân, trước lịch sử khi những ông nghị, bà nghị biểu quyết quyết định số phận bản Hiến pháp năm 2013.

Hiến pháp năm 2013 dành cho đảng Cộng sản Việt Nam quyền hạn và lợi lộc mênh mông, vô hạn, đẩy cho người Dân mọi rủi ro, thua thiệt và bất hạnh. Hiến pháp năm 2013 dành cho đảng Cộng sản Việt Nam được quyền đương nhiên thâu tóm xã tắc, thống trị xã hội. Quân đội, công an là của đảng.

Làn gió lành

Bùi Tín
Blogger Người Buôn Gió và
Thị trưởng thành phố Weimar.
Thế là Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu đã làm xong một chuyến đi xa đến tận trung tâm nước Cộng hòa Liên bang Đức, tại đó anh hoàn thành một tác phẩm dài 33 kỳ.

Anh có cách viết nhanh nhạy, vài ngày ra một bài, theo kiểu kể chuyện, dễ hiểu, sinh động, chân thực. Anh sớm tạo cho mình một bút pháp riêng. Trong Đại VệChí Dị (Chuyện lạ nước Vệ) anh áp dụng lối viết độc đáo, phỏng theo cách viết xưa của tiểu thuyết lịch sử tràng giang đại hải nhiều chương mục bên Trung Hoa, như Thủy Hử, Tam Quốc Chí, Đông Chu Liệt Quốc… với những nhân vật được khắc họa qua những tính cách đặc sắc riêng, nhưng lại chỉ để nói về tình hình hiện tại, con người hiện tại, xã hội hiện tại của nước Việt ta.

Cái hay, cái hấp dẫn, thú vị của văn tài Người Buôn Gió là ở đó.

Đọc Người Buôn Gió, thoạt đầu cứ nghĩ là chuyện cổ xưa, ở nước nào xa xôi lạ lẫm, những nhân vật ở tận đâu đâu tưởng tượng ra, để rồi bỗng thấy đích thị là chuyện nước non ta lúc này.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More